Trong các chart patterns, đường chart là đường của giá, ta xem xét mô hình chủ yếu dựa vào giá thay đổi. Tương quan giữa giá thay đổi và khối lượng thay đổi trong chartpatterns như thế nào? Ví dụ tại các điểm break-out, khối lượng thay đổi có theo quy luật gì không (tăng/giảm nhiều)?
Chart formations là hình thức. Nó nói
cho anh biết Ý NGHĨ của tất cả investors trong stocks đó ra sao. Tuy nhiên,
volume mới là lá bài tẩy thật sự. Người ta có thể nói cho anh biết là họ muốn
mua stocks đó lắm qua dạng formation. Nhưng họ có quyết tâm để mua hay không?
Quyết tâm là volume. Bởi vậy khi một stock break down/out điều quan trọng không
phải là sự kiện break out/down mà là volume và CONFIRMATION. Volume phải tăng.
Confirmation là xác nhận. Muốn xác nhận thì anh cần thời gian. Thông thường là
3 ngày, theo cá nhân của tôi.Làm từ từ sẽ quen mắt và sẽ nhận ra các formations
của nó từ khó đi đến dể. Trước hết anh kiếm những formations dể nhận ra nhất để
thực hành. Sau khi có chút tự tin thì anh mới đi sang các thứ khác. Anh
biết được tất cả bao nhiêu indicators? Trước nhất là anh phải có một hiểu biết
căn bản về một số indicators thật đơn giản như Moving Average, RSI,
Stochasticks v...v.v. Xong rồi anh nhìn vào cái chart trước mắt và đặt câu hỏi
cho chính anh: 1. Anh thấy cái gì. Cái overall direction của giá đang đi
lên hay xuống 2. Kiếm các điểm REACTIONARY POINTS trên cái chart mà anh đang
xem đó 3. Áp dụng các chỉ số căn bản mà anh đã biết vào 4. Anh thấy được gì từ
các chỉ số đó Tập hỏi các câu đó với chính mình thì anh sẽ thấy những gì trên
chart sẽ lộ dần ra, tùy theo chỉ số indicators anh xài.
Chắc bác hỏi cho vui vì cao thủ thì chắc
đã đoán được 80,90% rồi. Bác hỏi vui em cũng liều trả lời bừa: Mai thị trường
sẽ vượt 1100, nếu Mỹ và EU cứ xanh rờn hết hôm nay như hiện tại thì khả năng
vượt 1106 luôn. Nhìn khối lượng giao dịch mấy hôm nay em thấy rất khả quan.
9/10
Tôi nói các bác cứ RIDE THE TREND ĐI.
Đừng nhảy lên xuống làm gì. Correction sẽ có, nhưng không sâu. Các bác táy máy
leo lên leo xuống mãi. Sẽ có lúc phải mua lại giá cao hơn đó. Phần lớn các bác
đều trade hot stocks, cho nên nếu lở vuột thì lại tốn thêm tiền và tiền
commission cho broker thôi. Trend này khá mạnh. Ngồi êm muốn chít mà nhảy xuống
làm gì. Market Update Market nói chung đang có dấu hiệu losing momentum.
Từ đây về sau rất có thể pullback vì bullish momentum hầu như không thể kéo
mạnh ra hơn nữa. Trong trường hợp này, buyers sẽ đứng ở ngoài đợi một better
entry. Sellers thì rất đang muốn cash out tí. Nhất là trong những stocks lên
gần 100% kể từ giai đoạn break out. Thành ra, các bác nên cẩn thận khoan nhảy
vào thêm. Đợi correction thử xem sao. Rất có thể trong giai đoạn hiện tại
market indices sẽ pop lên tí vì mấy chú newbies nhảy và chasing hot stocks. Nếu
có hiện tượng này xảy ra thì chắc cũng không lâu. Còn nếu không có thì selling
có thể bắt đầu vào tuần sau. Nếu là tôi và nếu tôi đã có ăn nhiều thì tôi bắt
đầu take profit by selling into strength. Outstanding shares là TỔNG SỐ LƯỢNG
SHARES mà công ty ấn hành ra công chúng. Một công ty khi goes public thường chỉ
bán khoảng 50% của tổng giá trị công ty (in US Market). 50% được tung ra thị
trường dưới dạng cổ phần. Tổng số lượng của cổ phần này gọi là OUTSTANDING
SHARES. Trong số outstanding shares này, một phần ít được trao đổi (trade)
ngoài thị trường, và con số đó được gọi là FLOATING SHARES. Float = trôi nổi,
hay không vững. Floating shares là danh từ để nói lên sự kiện tổng số shares
này có thể thay đổi. Tại sao thay đổi? Tại vì khi công ty goes public với số
lượng outstanding shares đó, một số institutional investors, hedge funds,
venture capitalists được quyền mua một số % dưới giá thị trường và bị BẮT BUỘC
ôm nó trong một thời gian nào đó. Thông thường là từ 3-5 năm. Nếu công ty ra
đời chưa đến 5 năm thì con số shares hiện tại có thể thay đổi khi các
professional investors unload cái đống shares đó ra market. Vì thế mới có tên
là FLOAT. Về cách tính market cap, index hay stocks cũng vậy, luôn luôn
xài outstanding shares để tính, vì đó là con số cố định không thay đổi.
.....well....cho đến khi công ty ấn hành shares thêm nữa gọi là secondary
offerings.
RSI > 80: overbought. 16/10
Overbought không phải là một điều xấu.
Actually, anh nên mua các công ty overbought nhiều hơn là oversold. Overbought
stocks thường là một uptrend stocks. Và up trend stocks thường đi lên cao hơn
sau một correction rất nhẹ.
Ngày xưa tôi đi học nghề thiên hạ, đại bàng
của tôi chỉ có một chữ mà lúc nào cũng có trong câu nói. Chữ đó là FUCK. Danh
từ đó được xài như tỉnh từ, động từ, chủ từ...và bất cứ cái gì mà đại bàng có
thể nhét vào câu nói. Fuck là tiếng chửi thề tục nhất trong tiếng Anh. Nhưng
Wall Street trading desk có châm ngôn rằng: Enlightment ( sáng suốt) through (
tạm dịch là đi qua) Humiliation ( nhục nhả, mắc cở). Đại ý của câu nói này là
đường đi đến sáng suốt hiểu biết phải qua cái nhục và cam go. Chính vì thế
phương thức dạy của Wall Street rất giống nhà binh, giống những binh chủng
thiện chiến như Nhảy Dù, Biệt Cách v.v.v....Cho nên người muốn học, hay chính
xác hơn là không muốn bị chửi thì phải ráng nhớ, ráng suy nghĩ. Cùng giống như
trong quân trường là phải chịu nhiều cực nhọc của thể xác. Nếu người học không
thể chấp nhận được những điều này thì họ đừng nên chọn nghiệp trade, hay đừng
nên work on Wall Street trading desk. Ngày xưa nếu có ai chỉ tôi ngần ấy của
RSC index thì tôi sẽ xé cái indicator đó ra để phân tích và tự hỏi tại sao.
Chúng tôi sẽ không dại dột mà đi hỏi đại bàng nó là nghĩa gì, và tại sao như
thế. Hỏi kiểu đó chỉ có nước nghe chủi nát tai. Tốt hơn hết là ngồi xuống mà tự
mò. Mò được thì sẽ hiểu liền, và nhớ rất sâu. Các bác ở đây ngày nay, tôi phải
spoon feed rất nhiều. Tôi biết các bác không phải là dân của trading desk. Các
bác là những người bình thường, cho nên tôi rất tận tình chỉ dẫn. Nhưng ngược
lại, các bác cũng phải tự đứng một mình. Tự tìm hiểu. Trước khi đặt câu hỏi thì
phải nhìn ngược, nhìn ngang, khám phá tất cả những gì mình có thể làm được
TRƯỚC khi đi hỏi. Như thế chỉ cần hỏi một lần là mình lảnh hội được ngay. Chứ
không phải thấy chưa hiểu, hay chưa thấy là vội vả lên đây đặt câu hỏi. Hỏi
kiểu đó chừng tuần sau là quên mất. Trong đây có những bác đã từng đặc những
câu hỏi mà làm tôi phải lắc đầu ngao ngán. Với các câu hỏi đó, tôi nhiều lần tự
hỏi: Mấy bác này mà cũng đi đầu tư làm gì cho tốn tiền. Tôi không có ý nói hai
bác trong ví dụ này. Nhưng có một số các bác đặt câu hỏi mà đọc vào là phát
chán. Tôi chỉ nói thật vài lời. Mong không làm các bác phật lòng. THINK TWICE
BEFORE YOU ASK. Dead-cat bounce là một hiện tượng bác rớt "từ trên Trời xuống"
một cái rầm. Rồi bounce lên lại một tí. Bác tưởng tượng cái này đâu có khó. Còn
cái bull-trap là bác đang trade sideway (đi ngang), rồi bác break out lên một
cái mạnh. Sau đó thì nó lại tụt xuống lại. Volume thường được xài như một sự
xác định của một formation, đặc biệt là breakout hay breakdown. Nó làm cho
người ta xác định được mục đích của tất cả các người trong stock/market
đó.
Indicator liên quan bull trap & dead
cat bounce 19/10
Bull trap & dead-cat bounce là một
formation mà bạn phải tự nhận nó ra, chứ nó không có một indicator để dựa vào
đấy mà nói là đây là bull-trap hay là dead-cat bounce. Trong TA nó có 3 loại
phân tích: formation, trend, momentum. Formations là hình dáng mà bạn phải nhận
ra để nhớ. Sau đó là bạn xài trend indicators để dò hướng đi. Cuối cùng là bạn
xác nhận hướng đi đó với momentum. Momentum là sức mạnh của hướng đi. Đó là 3
điều cơ bản mà bạn cần biết trước khi phân tích chart. Formation được
tăng thêm tín nhiệm (credibility) khi nó được hai loại indicators trend &
momentum xác định. Thí dụ như bạn thấy một break out mà bạn nghi là a bull trap
thì bạn có thể xài hai loại indicators ở trên mà gạn lọc nó. Nếu gạn lọc được
rồi thì bạn mới quả quyết nó là gì. Bằng không thì bạn rất sẽ khó biết cho đến
khi nó xảy ra. Nếu có lợi nhuận THẤP, nhưng được SỐNG THỌ là một điều
đáng quí. Sống càng thọ thì lợi nhuận càng nhiều. Đó là cái chìa khóa của
trading đó. Đừng ham ăn nhiều và ăn nhanh. Ăn nhiều = risk nhiều. Risk nhiều =
dể chết.
Tại sao? Tại vì tất cả chúng ta chỉ có bao
nhiêu tiền ấy thôi. Hết rồi là phải rời bỏ cuộc chơi. Nếu trở lại thì phải bỏ
rất nhiều thời gian để lấy lại những gì mình đã mất. Cho nên câu nói:
"Sống Hùng Sống Mạnh, nhưng không Sống Dai" là một điều nên tránh khi
vào cuộc chơi này. Bác biết nghề trade thật ra là nghề gì không? Đó là nghề
đoán tâm tư của thiên hạ. Hồi xưa khi ECN còn trong trứng nước, institutional
traders thường trade qua phone. Trade qua phone thì phải nghe tiếng nói, nghe
hơi thở, có được khái niệm về tâm tư người đối thoại. Cho nên traders thường hù
nhau, chửi tục, cốt ý là làm sao để hiểu tâm tư kẻ khác. Nói cách khác là hiểu
lá bài tẩy của đối phương. Tôi trade như thế gần 10 năm trước khi system được
đổi qua ECN. Cho nên tôi có một chút hiểu biết về tính người qua lời văn. Nhìn
cách hành văn là tôi đoán được một tí về con người phía sau. Các bác có thể
viết tùm lum tà la về trading, nhưng đọc giọng văn của các bác tôi có thể hiểu
rằng người viết này đã đi từ trong khói lữa trading mà đi ra. Hay chỉ đơn giản
là một người rất giỏi về văn chương, có khiếu viết để truyền đạt một vấn đề đến
người đọc một cách trong suốt. Khả năng viết lách về trade và khả năng trade và
viết lại là hai cái hoàn toàn khác nhau. Người không có kinh nghiệm trade
thường rất dể hiểu lầm hai cái này. Trong đây có rất nhiều cao thủ. Và họ là
cao thủ về VN market, mánh khoé thị trường VN rất sâu. Họ không xài mánh đó đi
gạt người khác, nhưng người khác xài mánh thì họ biết liền. Họ cũng không phải
loại người có kiếu văn chương. Lời văn của họ chỉ vỏn vẹn vài câu. Nhiều lắm là
một đoạn văn mà thôi. Loại người này vào đây xem xét trước. Họ đứng xa
xa nhìn và quan sát. Sau khi đánh giá được website và việc làm của chủ
nhân nó thì họ mới cởi mở hơn. Bác là loại người đó. Cho nên tôi nghĩ cái
tính lười thì không ai sữa được đâu. Sửa là một chuyện, nhưng cái khiếu viết
văn truyền đạt cảm nghĩ mình là một chuyện khác nữa. Theo ý tôi thì bác thích
thì viết, không thích cũng không sao. Viết là một nghệ thuật mà Đại bàng của
tôi hồi đó có phán một câu mà sau này tôi thấy khá đúng. Đó là ĐỪNG BAO GIỜ NÓI
DÓC VỚI MỘT TRADER. Tại sao? Tại vì nó là VUA NÓI DÓC MÀ. Người Mỹ có câu: To
catch a thief, you must be a thief.
Nghĩa là muốn bắt thằng ăn trộm, anh
phải là thằng ăn trộm. Chỉ có ăn trộm mới biết mánh mung và lối suy nghĩ của
một thằng ăn trộm khác. Nghề chính của traders là gì? Có phải đọc tâm tư của
những người khác qua hình ảnh market không? Chính vì thế khi trade on phone,
anh trade one-on-one. Trading 1-on-1 nó rất personal. Vì rất personal cho nên
người ta thường dể dò khuyết điểm của nhau. Traders hay chửi tục, để tạo cảm
giác mạnh. Cảm giác mạnh dể làm người ta dao động. Một tiếng chửi thề, một hơi
thở mạnh bất bình thường khi đang trả giá là một mối dây để dựa vào đó mà dò
xét tâm trạng của đối phương. Người ta dạy cho tôi biết cách đọc body
language, đọc phản ứng người khác qua phone bằng cách hù, chửi thề. Chửi cho
nghe thật sách vở. Chửi cho người nghe thấy "hợp lý." Trading là một
nghề gần 99% là male. Nên cho dù luật Mỹ cấm ngặt nói chuyện tục trong chỗ làm
việc vì có phụ nữ. Nhưng trên trading desk, đại bàng toàn quyền quyết định. Và
những quyết định của đại bàng đều dựa vào đồng tiền, chứ không dựa vào luật. Cứ
chửi thề thoải mái, miễn sau make được $ là ok rồi. Có cô bé thư ký nào kiện
thì hãng sẽ lo. Just make $...baby. Từ đó tôi quen với cách thức nhận
định và phân tích con người. Chửi lộn ầm ầm như thế, nhưng tất cả đều là
professional. Hôm nay mình chửi người. Ngay mai người chửi lại. Tất cả chỉ muốn
biết con bài tẩy của nhau mà thôi.
Câu hỏi của em là tại sao GOOG lên $10 mà
option call và put đều.
US equity options nó trade theo AMERICAN
STYLE. Có nghĩa là nó có thể được exercise bất cứ lúc nào. Đó là điểm thứ nhất
anh nên lưu ý. Điểm thứ hai là options LUÔN LUÔN expire (hết hạn) vào ngày tuần
thứ 3 của tháng, và vào ngày thứ 6. Một tháng trung bình có 4 tuần. Options
expiration luôn vào tuần thứ 3 của tháng. Ngày hôm qua thứ 6 là ngày mà Oct
options series hết trade, và expire vào sáng thứ 7 này. Đó là những chi tiết
căn bản về options mà anh cần biết trước khi chơi. Options được price THEO
VOLATILITY, chứ không phải theo giá. Tuy rằng giá (prices) là mức quyết định
thắng thua. Ngoài volatility ra, giá options còn được định qua liquidity. Anh
nói đúng là google's earnings ra rất tốt. Đáng lẽ khi earnings nó ra mà tốt như
thế thì anh nên BÁN NGAY lúc earnings nó vừa ra, vì lúc đó nó rất hot. Mấy chú
newbies sẽ lượm liền vì họ hy vọng nó còn lên cao hơn nữa.
VOLATILITY EXPECTATION của nó vào giây
phút đó thật là cao. Anh đợi một ngày sau, và thêm một ngày thê thảm in US
markets đã làm nhiều người trở nên ngại ngùng rồi. Còn cái chuyện giá options
của anh rớt quá nhiều CHO DÙ google lên thì có hai lý do. Lý do chính là
OPTIONS EXPIRATION. Cái oct-series đó HẾT TRADE RỒI. Cho nên không còn ai nằm
trong đó hết. Thành ra giá options hiện giờ hết còn TIME VALUE. Nó chỉ còn
in-the-money thôi. Mà anh lại không bán nó ngày hôm qua, cho nên sáng thứ hai
anh chỉ còn cách phải MUA GOOGLE STOCKS nếu anh muốn ăn số tiền lời còn lại đó.
Bằng không thì (cái này tôi chỉ đoán thôi) anh có thể mất hết. Ngoài ra, tùy
theo brokers nào mà anh đang có, họ có thể AUTOMATICALLY EXERCISE cái options
này cho anh. Có nghĩa là họ MUA GOOG stocks về bỏ vô trong account anh đó. Xong
rồi họ sẽ kêu anh đóng thêm tiền vào. Goog stock giá khoảng 640/share. Anh có
bao nhiêu call? Mỗi call options là 100 shares. Cái này khá bộn bạc đó nhe.
Tùy theo brokers, có những công ty họ mua xong rồi mới đòi tiền anh. Có
những công ty họ hỏi anh đóng tiền trước rồi họ mới mua về. Nếu trong trường
hợp mua stocks rồi mới đòi tiền anh thì anh có thể bán ngay sau đó nếu không có
tiền đóng vào. Cái này thì phạm vào điều luật gọi là FREE RIDING (tạm dịch là
chơi chùa). Đây là một tội khá lớn, nhưng một năm anh có thể phạm 2 lần. Nếu
phạm vào lần thứ hai thì anh không được trade on margin nữa. Tôi gọi tội này
khá lớn là vì nếu anh phạm vào lần thứ hai thì brokerage house sẽ thông báo cho
NYSE, và tất cả các công ty brokers khác luôn. Cho nên anh khó có thể trade on
margin ở bất cứ nơi nào vì NYSE shut down cái margin account của anh, chứ không
phải là brokerage house.
Vấn đề hiện tại trên US market không
phải là vì the FED cut hay không. Theo futures contract (US Fed Fund futures)
thì xác xuất là 90%. Trở lại vào tháng 8 khi mọi việc vừa bùng nổ. Lúc đó
chỉ vì tin đồn mà thôi. Tin đồn = uncertainty. Và uncertainty là một điều mà
Wall Street ghét nhất. Ghét vì họ không biết, chưa thấy cho nên traders được
lịnh lui quân. Selling begets selling cho nên market rớt te tua. Tất cả mọi người
như trong một căn phòng tối. Ai cũng tự lần mò mà đi bằng tay thay vì bằng mắt.
Cho nên mỗi khi họ đụng vào một trái bom nào nữa thì market lại rớt tiếp tục.
Market lúc đó trade on FEAR. Cái FEAR này gồm có hai phần: Earnings và Mortgage
exposure. Earnings là bao nhiêu công ty (phần lớn là banks) sẽ bị ảnh hưởng qua
sự việc subprime mortgage. Phần thứ nhì là MORTGAGE EXPOSURE. Mortgage
exposure là bao nhiêu công ty (again, banks) đang lổ và quan trọng hơn là lổ
bao nhiêu? Đó là hai câu hỏi chính của thị trường lúc đó.
Xong rồi the FED nhảy vào cứu thị trường
qua hình thức cut rate. Tất cả những gì the FED làm chỉ để giảm cái FEAR đang
có, và họ đã thành công khi the DOW hit new high. Fast forward cho tới hôm nay
thì market đang đi vào giai đoạn mà tôi gọi là đối diện với thực tế. Đây là
giai đoạn mà công ty đang thông báo lời lổ của quarter vừa qua. Trong các tài
liệu công bố đó, người ta muốn thấy các con số market exposure của
mortgage, và số tiền lời bị ảnh hưởng. Các đại công ty on Wall Street
(brokerage houses, banks) tất cả đều lổ, trừ Goldman Sachs ra. Số tiền lổ hiện
thời market chấp nhận, nhưng cái họ không thể chấp nhận là MARKET EXPOSURE. Rất
nhiều các công ty đang ôm một đống mortgage. Theo tin của thứ 6 thì the US FED
và 4 đại công ty (JP Morgan, Citibank, Bank of America, Goldman Sachs) sẽ bỏ ra
khoảng 100 tỷ US dollar để mua lại cái đống mortgage này. Song song với hành
động đó, Deutsch Banks và một số đại công ty bên European Markets cũng sẽ bỏ ra
khoảng 80 tỷ USD để mua lại. Nhưng điều mà market đang sợ là thế này. Họ không
nghĩ con số 100 tỷ cho US market và 80 tỷ cho European market sẽ đủ. Hồi đó,
con số tiên đoán là 100 tỷ. Bây giờ nó tăng lên là 350 tỷ. Hay nói cách khác là
the worst is yet over. "Not yêt over" là tại vì người ta lại đặt thêm
câu hỏi: Liệu 350 tỷ có đủ hay không? Từ 100 lên đến 350 trong vòng hai tháng
thì con số cuối cùng sẽ là bao nhiêu? Câu hỏi này khơi lại cái FEAR của tháng
8. Cho nên người ta lại một lần nữa phải đối diện với cái mortgage
problem. Sự kiện hôm thứ 6 là một kết quả của cái FEAR về mortgage trở lại qua
hình ảnh của earnings, và giá dầu tăng hơn 90. Thêm vào đó, như tôi có nói hồi
cuối tháng 8 rằng. Hai tháng thê thảm nhất của US market là 9,10 trong năm.
Tháng 9 đi qua trong bình yên. Tháng 10 ắt hẳn phải có sóng gió. Kỳ này người
ta không mong đợi the FED cut phân lời nhiều như kỳ trước vì họ biết nếu the
FED không cut kỳ này thì tháng 12 họ cũng sẽ cut thôi. Cái sợ của market hiện
tại, và là của chung trên thế giới là một WORLDWID ECONOMIC SLOW DOWN.
Giá oil đang rớt hiện tại là một phản ảnh của
tâm lý này. Emerging markets như China, VN hiện thời vẫn là nơi tránh nạn
cho các world investors. Nhưng đừng nhìn nó và vội tin. Đây chỉ là giai đoạn
tạm thời mà thôi. Một phần lớn world investors (mutual fund managers) vẫn còn
tin vào câu chuyện WORLD WIDE GROWTH. Họ nghĩ rằng nếu mature markets như US,
UK, và một số European markets mà slow down vì kinh tế thì các vùng đất khác sẽ
lên lại, quân bình nó ra. Đó chỉ là một an ủi tạm thời mà thôi. Selling mà kéo
dài thêm vài ngày nữa thì speculators sẽ nhảy vào kiếm ăn. Emerging markets như
VN, Korea, China có một mức liquidity rất thấp. Cái đó mà cộng thêm vấn đề tâm
lý của một world market slowing down thì selling hit rất mạnh. Nếu tôi là các
bác thì tôi nên cẩn thận. Problems của TA là TIME LAG. Formations có hiện ra,
cho dù có tốt đến đâu đi nữa, cũng không qua khỏi economic reality. Nhất là khi
hiện tượng đó đang xảy ra worldwide. Nếu selling mà còn kéo dài thêm vài ngày
nữa thì ngay cả China market cũng chịu không nổi, chứ đừng nói đến VN market.
Hồi tối này, CHINA cũng rớt khá mạnh theo chân European markets. Các bác
nên nhớ rằng markets không trade on one day. Nó là một chuỗi ngày liên kết lại
với nhau. Có ngày lên; có ngày xuống và ngày xuống thường nhiều và lớn hơn ngày
lên. Xen kẻ vào đó là các ngày sóng to gió lớn như hôm thứ 6 vừa qua.
Về TA thì hôm nay VNI rớt nặng, cờ quạt
gãy rùi, TT hiện không có yếu tố nào support, khả năng rơi tiếp là rất cao, tuy
nhiên em nghĩ tốc độ rớt sẽ chậm lại chứ không nhanh và dứt khoát như hôm nay
đâu .
Yeah...đây là phát súng lệnh đầu tiên.
Sau đó market thường bình tỉnh lại để xem xét sự tình ra sao? Nếu những lý do
mà làm nó trở nên bearish thì selling sẽ tiếp tục. Đây là kết quả của một
overbought market mà tôi có nói gần 2 tuần trước. Tại sao gọi là an overbought
market? Tại vì BUYING MOMENTUM của hai tuần về trước không thể kéo dài mãi. Giá
trên thị trường là 2-dimensional object. Đó là tại sao trên chart có hai cột X
& Y. Tại vì giá gồm có thời gian. Take a first derivative of price (theo
toán học) sẽ là momentum. Hay nói chính xác hơn thì momentum là RATE OF CHANGE
OF PRICE. Hay chính xác hơn là mỗi ngày qua sự thay đổi của giá có TĂNG so với
ngày hôm trước hay không? Rate of change là vật SLOW DOWN trước khi giá thật sự
slow down. Nếu các bác coi lại cái chart của 2 tuần trước thì momentum đã slow
nhiều rồi. Bây giờ cái đó hiện vào trong giá thui. Đó là tại sao traders RẤT ÍT
COI GIÁ để đoán tương lai. Họ coi momentum thui. Hôm trước khi bài viết của
Boston Group nêu lên hiện tượng của cái flag formation. Họ nói đúng về
formation, nhưng họ quên momentum. Đó là tại sao tôi khó nói là nếu tôi là họ
tôi không nghĩ cái flag này sẽ break out. Tuy nhiên, again, one day doesn't
make a trend. Đây có thể là a FREAK move của market thôi. Thêm vài ngày nữa mới
rỏ. Nếu market có rebound, bác nào đang bị kẹt thì nhớ mà dông đi nhé. Đừng có
lưu luyến & bâng khuâng. Cash out bi giờ các bác không lổ nhiều, nếu có.
Đến khi selling tiêp tục thì sẽ buồn hơn nữa.
Market hiện tại đừng nên coi một market
index nào riêng biệt mà phải nên coi chung. Đó là lúc market composite index mà
tôi đã tạo ra cho các bác WORK BEST. Work best là tại vì nó phản ảnh tất cả các
market vào trong đó. Nếu các bác mà xui thì sau khi nó sell HoSTC xong thì nó
move qua đến HaSTC. Selling rotation mà. Last but not least, nhìn vào các VN
MARKET COMPOSITE INDEX của mấy hôm nay, tôi không hiểu tại sao có người dám
nhảy vào. Bài học đầu tiên của một trader là: DON'T FALL IN LOVE W/ YOUR
STOCKS. It's the money, not stocks. Lúc market mới xuống tí (thời gian perfect
cho cutloss) thì họ cứng miệng lắm. Đến khi market hit bottom họ yếu xìu hà.
Lúc ấy có muốn mua cũng 1) không dám mua thêm. Đó là trường hợp hên. Trường hợp
xui thì 2) bán right at the bottom. Bán xong thấy đi lên thì quay ra chửi. Tất
cả chỉ là emotion thui. Thứ nhất, các anh phải nhớ rằng ONE DAY DOESN'T MAKE A
TREND. Hôm qua tuy có là một big down day, nhưng đấy không có nghĩa gì cả trên
phương diện đầu tư dài hạn. Các NN (foreign investors?) không vào VN để
DAYTRADE. Họ vào đó với một timeline ít gì cũng 5 đến 10 năm. Khi đầu tư vào
một quốc gia, người ta thường nhìn vào tiềm năng của quốc gia đó. Tiềm năng gồm
có nhân lực (working population), tài lực (mức lạm phát) và tài nguyên của quốc
gia đó. Cộng thêm vị trí của nó trong vùng.
Á Châu hôm nay vào đầu thế kỷ 21 này là
một đại lục tượng trưng cho GROWTH nói chung. Trong đại lục mênh mông này, vùng
ĐNA là vùng được coi có rất nhiều sinh khí trên phương diện kinh tế. Population
vùng này là một phần lớn của toàn vùng Á Châu, trừ Trung Quốc ra. Gần đây các
anh cũng thấy những công ty đầu tư lớn thường ví von VN là một South Korea thứ
hai, một Japan sau thế chiến thứ 2. Những lời nhận định này không phải thiếu
căn bản. Nó được dựa vào nhiều sự kiện khác nhau. VN Growth hàng năm chỉ đứng
sau Trung Quốc. Hình như là 7.9% cho 2007. Thành ra với một căn bản kinh tế như
thế, vấn đề VN stock market phải lên là một điều hiển nhiên. Nhất là khi các
thị trường chứng khoán lớn của thế giới như Hoa Kỳ và Âu Châu chẳng hạn cũng
không còn growth là bao nhiêu so với các quốc gia non trẻ như VN. Chuyện hôm
qua có thể spook các chú retail investors và làm xôn xao các forum như VC,
nhưng trên phương diện đầu tư dài hạn, nó chả có nghĩa gì đâu. Các anh nên xác
định lại mình là ai, làm gì trong market nầy? Nếu là một người đầu cơ thuần túy
thì đừng bao giờ quên hai chữ CUTLOSS. Cutloss không có nghĩa là thua, không có
gì mắc cở hay là nhát. Nó là một phương thức trong nhiều phương thức tối cần
thiết cho việc đầu cơ của mình.
"Mức chặn lỗ của cặp GBP-JPY: Nếu
bạn không thể quản lý và chấp nhận mức thua lỗ trên 100-150 pip, hãy tránh cặp
này. Cặp GBP-JPY thường quét 70 pip tại đuôi của nến trước khi quay trở lại giá
cũ trên biểu dồ giờ, trước khi đi đúng hướng. Giao dịch tốt nhất ở cặp
này là dựa trên biểu đồ hàng tuần. Xác định điểm vào và theo dõi nó ở mức giá
này.. Đặt điểm chặn lỗ có thế lên mức 150 pip, và có thể lấy lợi nhuận tối đa
có thể cho đến khi biểu đồ tuần cho thấy 1 dấu hiệu xu hướng đổi chiều." (Maxi-forex)
Đây là cặp tiền trade bạo nhất của
currency market, và cũng là nơi tôi câu cá kiếm cơm hàng ngày. Trade thằng này
xong rồi mà gặp mấy thằng khác trade buồn lắm. Nhưng mà trade thằng này rồi thì
ngũ cũng vẫn còn mơ.. Theo tôi thì cái việc chấp nhận 100-150 pips của nó thì
hơi quá cẩn thận. Tôi chỉ xài 30-50 pips là đủ rồi. Tới mức đó là tôi biết mình
sống hay là mình bị thương nặng. Đâu có vốn để ngồi lỳ trong đó đợi đến mức
người ta hốt xác đâu bác. Thò tay vào mà thấy đứt 20 pips là sửa soạn dọt rồi. Nó
đi rất nhanh, rất mạnh. Nhưng mức độ 20 pips làm "mồi" là đủ để bác
biết mình sai hay đúng rồi. Hôm nào trade cặp này thì tôi rủ bác đi câu chung
cho vui. Mà bác trade thật hay giả (demo) dzị? Tôi chỉ xài toàn đạn thiệt không
thôi bác. Loại 100000 một viên đó. Trúng là chết. Hên lắm thì cũng què.
SSI Update Trong TA có câu châm ngôn như thế này khi tiên đoán chiều cao
của một break out. Đó là: THE SIZE OF THE MOVE EQUALS TO THE LENGTH OF THE
BASE. Base là giai đoạn consolidation. The MOVE là cái chiều cao của một break
out sau thời gian dài nằm tại base. SSI của các bác đang ở trong gian đoạn đó.
Nếu nhìn vào cái chart của SSI trong nguyên năm 2007 thì thấy rỏ rằng stock chỉ
consolidate gần 9 tháng qua, và chỉ break out gần đây. Sự kiện break out của stock
đi chung với việc nó chuyển sàn từ HaSTC sang HoSTC. Tôi không biết có sự khác
biệt gì giữa hai sàn này hay không, giống như NYSE & Nasdaq? Nhưng dường
như ai đó đang lợi dụng sự kiện chuyển sàn để make the move in the stock.
Stock chưa hẳn sẽ dừng tại đây đâu, tuy rằng nó đã lên cao trong thời gian gần
3 tuần qua. Điểm cao nhất của nó chưa thực sự đạt đến. Momentum còn mạnh. Trend
vẫn strong. Support cũng quá gần. Nếu hôm nay, VNI lên được tí thì có thể SSI
sẽ lên tiếp. Bao nhiêu thì chưa rỏ, vì với formation hiện tại thì measured move
chưa có tính ra. Dựa vào momentum mà nói thì sức mạnh của stock vẫn còn.
Từ đỉnh 1170 đến giờ (thời gian khá dài
)có thể coi là 1 lá cờ lớn ?
Yup...cái cờ to tổ bố như thế này thì
còn lầm vào đâu được chứ. Nhưng bác trade theo signal, chứ không phải theo
formation. Tuy rằng signal thì dựa vào formation. Bác có formation rồi (cái
cờ). Bây giờ chỉ còn chờ signal thôi. Và signal là khi VNI break out khỏi cái
cờ đó.
SSI là công ty CK có vốn đầu tư nước
ngoài duy nhất niêm yết trên sàn đó anh (Mà mấy đồng chí NN bỏ vốn vào đó cũng
"khủng" lắm anh ạ, DAIWA của Nhật, rồi cả ngân hàng ANZ nữa). Thằng
này làm đủ tất cả các chức năng mà công ty CK được phép làm ở VN anh ạ: buôn
bán CK, tư vấn IPO, quản lý quỹ đầu tư và tự doanh (cái này mới tách riêng ra
công ty con)...
Hèn gì research của nó đọc vô là biết
có tay ngoại nhân nhún vào. Nó xài biết xài yield curve nữa. Cho nên các công
ty VN khác cùng nghề có thể làm không lại nó. Nó underwrite bonds luôn mà. Ý
của tôi không phải là foreign investors đầu tư trong công ty. Mà là
professional foreigners làm CHO CÔNG TY. Tại vì tôi có đọc một số bài research
của họ và của một số công ty chứng khoán VN. Các công ty khác còn khá sơ xài.
Trong khi đó SSI lại biết kết hợp rất nhiều thứ. Nếu anh đã từng quen mắt đọc
research anh sẽ thấy cách viết research của họ rất khá. Đọc vào là giật mình
liền. Tôi cho các anh một thí dụ điển hình nhé. VNIBOR!!!
Các anh có biết cái đó là gì không? Đó là
short-term rate của phân lời tại VN. Trên thế giới có hai hệ thống phân lời.
Cái của Mỹ, gọi là FED FUND. Cái của Anh Quốc gọi là LIBOR. VN bắt chước Anh và
Singapore tạo nên cho mình một phần lời ngắn hạn. Có được phân lời này thì
PRICE CÁI VN YIELD mới được. Tôi biết là Central Bank VN ắt hẳn có nhiều cao
nhân của thế giới giúp đở để phát triển cho nên họ mới biết cách cấu trúc hệ
thống phân lời này. SSI biết lấy nó để so sánh với cái của SIBOR (Singapore
short-term rate) thì người trong đó phải biết trade the yield curve mới dám
xài. VN market hiện giờ có thể nói CHƯA AI biết trade FIXED-INCOME on the
professional level vì 1) số vốn quá lớn và 2) VN market chưa có một bond market
để trade. Cho nên khi thấy SSI research đem cái này và SIBOR ra để so sánh thì
tôi nghi liền. Xa hơn nữa, người nào viết bài research đó, còn biết TRADE BOND
SPREADS nữa. Bond spreads là gì? Bond spreads là MARKET RISK đó. Chiêu này tôi
chỉ có dân trader thực thụ của các trading desk on the STREET mới xài thôi. Chú
nào ở SSI đem VN papers yield ra so với cái của thế giới để kiếm một cái
INFLATIONARY RISK cho kinh tế VN, hay xác xuất của một BOND DEFAULT ắt hẳn phải
là một người đã từng trade bond mới biết cái này. Dân stock không biết đâu.
Nhất là các chú stock traders tại VN. Theo tôi hiểu, at best, thì những người stock
traders VN chỉ chơi cái VOLATILITY PLAY thôi.
Dựa vào yield curve có thể biết giá
stocks trên phương diện FA mắc hay rẽ. Cái mà tôi tính làm là một cái gọi là
yield curve cho fixed income market của VN. Yield curve là đồ chơi thuần túy
của big boys. Little guys, nhất là newbies, không bao giờ đụng đến cái này. Vì
đó là phương cách nhìn bond yield mà trade stocks, or trade a country currency.
Chắc bác cũng biết rằng currency lên xuống vì market rate (yield) của một quốc
gia. Khi yield lên thì currency tăng. Yield tăng thì cũng là dấu hiệu của
INFLATION trong kinh tế. Ở các open market trên thế giới, bond traders sống và
chết on the yield curve. Nếu có cái đó thì có thể dựa vào đó để tính cái CHI
PHÍ mà các công ty trong kinh tế phải chi ra để vay mượn. Chi phí cao thì không
dám vay nhiều. Growth vì đó sẽ bị bóp nghẹt.
Nghe mọi người "tính " được giá
cho các cổ phiếu trong các đợt IPO
Tôi không biết IPO market của VN work
thế nào, chứ nếu tính theo US market thì không investors nào có thể "tính"
ra giá của IPO được đâu. Đó là một sự thỏa thuận của investment bankers và công
ty. Sự thỏa thuận này tùy theo PHƯƠNG CÁCH công ty được go IPO. Có nghĩa là giá
cả cuối cùng còn tùy thuộc vào cách thức mà investment bankers đem công ty ra
public. Và phương cách này investment bankers giữ rất kỷ. Tại vì lọt ra ngoài
thì giá có thể mất. Nếu giá mà mất thì investment bankers lổ, hay không lời
nhiều như họ muốn. Thành ra, họ giữ rất kỷ. Chỉ trừ khi chính cá nhân bác là
người làm cái deal đó thì bác mới biết giá thật sự là bao nhiêu. Mà nếu bác là
tay trong thì luật lại cấm không cho bác trade IPO. Cho nên bác biết cũng như
không mà thôi. Còn nếu bác dại dột truyền cho bà con hay bạn bè biết và họ đi
trade dựa vào tin tức đó, thì cả bác và họ sẽ vào tù ngồi bóc lịch vài cuốn để
suy nghĩ sự đời....
Đây là một trong những căn bệnh TRẦM
TRỌNG nhất của newbies gọi là: OVER TRADE. Dần dần bác sẽ thấy rằng MAKE $ in
the stock market không có khó. KEEPING $ in stock market mới THẬT SỰ KHÓ HƠN
100O lần. Welcome to the REAL TRADING WORLD...my man. Trong currency
market, đồng tiền được trade theo cặp. Thí dụ như cặp US dollar vis à vis
Canadian dollar (USDCAD) thì khi anh LONG USD đó có nghĩa là anh short CAD
cùng một lúc. Đó là tôi xài Vàng và Dầu để làm điểm ngắm cho USD. Vàng và
Dầu theo thiển ý của tôi hiện giờ chỉ trade theo momentum, chứ không được trade
theo economic fundamentals như trước. Hai điểm all-time high của nó (850 vàng;
100 dầu) là hai điểm tâm lý của momentum traders, đặc biệt là các chú retail.
Phương thức phân tích của tôi là đặt câu hỏi về tình trạng BULLISHNESS của hai
vật này trong bối cảnh kinh tế hiện tại. Theo kinh nghiệm cá nhân thì khi một
vật (stocks, bonds, commodities) nào mà break ALL-TIME HIGH thì thường làm cho
các chú newbies rất thích. Họ thích tại vì vật đó hiện giờ rất nổi tiếng. Nổi
tiếng vì nó có trên khắp mặt báo trên thế giới. Cùng lúc đó, các salesmen
(brokers) rất dể bán hàng (financial products như mutual funds) chuyên về vật
đó. Và người ta sẽ mua rất nhiều. Điều quan trọng ở đây là thế này. Cái số tiền
lời trong oil và vàng SAU KHI nó hit all-time high sẽ không còn nhiều so với
lúc trước. Có nghĩa là nếu oil lên 100 hôm nay thì xác xuất trong tương lai nó
còn lên bao cao nữa? Mà nếu có lên cao hơn 100 thì con số tối đa sẽ là bao
nhiêu? Đấy mới là câu hỏi ăn tiền. LÊN THÊM BAO NHIÊU NỮA? Để trả lời câu hỏi
này, tôi đi tìm về nguyên lý căn bản của oil. Đó là sự phát triển kinh tế của
vùng Á Châu. Đây là vùng đất mà làm giá oil tăng cao, đặc biệt là China. Sự phụ
thuộc của China vào kinh tế Hoa Kỳ là một điều hiển nhiên.
Khi kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu chậm lại thì
đó sẽ là cái retracement của oil. Trên phương diện trading, anh không cần phải
đợi các chỉ số kinh tế nói cho anh biết điều đó. Anh chỉ cần PERCEPTION của
market thôi là đủ. Perception là khái niệm. Khi người ta chợt tỉnh ra rằng oil
KHÔNG THỂ lên cao hơn hiện tại thì đó là lúc anh nhảy vào. Viết ra thì dài dòng
lắm. Nhưng market là một trò chơi tâm lý. Nó sẵn sàng xoay 180 độ trong vòng
vài ngày. Đó là lúc tôi nhảy vào short tất cả các cặp tiền gọi chung là
COMMODITIES CURRENCIES, nhưng có lẽ đặc biệt là USDCAD. Lý do là trong thời
gian gần tháng qua. Oil tuy có lên cao hơn lúc trước nhiều, nhưng USD selling
momentum đã giảm dần. Nhìn trên chart với một slope của cái down trend mạnh như
thế thì anh phải biết rằng nó không dể xoay chiều nhanh đâu, và anh cũng không
cần time a bottom. Anh chỉ cần biết là nó slow down đủ để anh sửa soạn leg in.
Down trend mạnh như thế thường đòi hỏi một ROUND BOTTOMING PROCESS, chứ không
phải là một V-bottom formation. Either way, tôi có thì giờ để tà tà xua quân
vô.
No..không hẳn là đi ngược đám đông mà là
phân tích cái mass behavior của market. Market là một emotional product của tất
cả mọi người trong cuộc chơi. Nhiều khi nó rất bén nhạy trong vấn đề kinh tế,
nhưng ngược lại nó cũng rất điên rồ. Đó là tại sao dưới một khía cạnh khác,
người ta gọi nó là HERD MENTALITY. Herd = bầy, đàn thú. Mentality = tâm lý.
Trong một đàn thú thường có một con chỉ huy. Con đó chạy đâu thì cả bầy chạy
theo. Bất kể là nó chạy vào cửa tử hay đâu nữa. Con thú đầu đàn của market bây
giờ là ai? Là Oil & Gold đó. Tôi trade cũng như một con thú đi săn. Tôi
chấm con mồi, theo dõi nó. Rồi kiên nhẩn ngồi đợi và quan sát thêm về nó, đút
kết một kết luận và đợi nữa. Đợi mải cho đến khi nó xuất hiện yếu điểm. Xong
rồi nhìn trước sau cho kỷ mới move in for the kill. EURUSD thì không nên
đụng ngay bây giờ. EUR lên vì nó có một căn bản kinh tế khá mạnh. Hơn nữa, ECB
vẫn còn hăm he tăng phân lời. Short chú này chưa có nhiều hy vọng. Anh phải
phân biệt sự kiện một cặp tiền lên xuống vì yếu tố nào. Một cặp tiền lên vì sự
so sánh giữa hai đồng tiền DIRECTLY, hay là vì một sự so sánh của những cặp
khác mà người ta gọi là cross trades. EURUSD là kết quả của một direct trade.
Trong khi GBPUSD là kết quả của một cross trade.
Nhưng bây giờ người ta không còn xài
indicators nữa. Tại vì đó là directional bet. Bây giờ các big trading firms
thường xài ALOGARITHM TRADING. Đây cũng giống như là bác xài google đi kiếm đồ.
Ở đây thay vì kiếm đó, traders đi kiếm một vật (asset class) mispricing so với
một asset class khác. Hay là tùy theo bác muốn kiếm cái gì thì program để nó đi
kiếm. Trading technology bây giờ không xài nhiều các indicators nữa. Tại
vì người ta rành hết rồi. Khó đánh lớn dựa vào indicators lắm. Nhưng các
trading programs vẫn còn dựa vào CONCEPT của các món này để suy nghĩ ra các món
khác mà họ trade. Nhưng thường thường là anh phải mướn người làm cho anh. Anh
(a trader) ngồi xuống nói chuyện với một programmer. Nó sẽ đem ý nghĩ của anh
và translate nó vào computer language.
Cái đồ chơi này rất khó và rất mắc. Khó
là vì anh (trader) phải nghĩ ra tất cả những chiều sâu của vấn đề trading, chứ
không đơn giản như của Metastock/TradeStation. Hơn nữa, giá cũng rất mắc. Cái
loại vừa vừa thì chừng 500K USD một cái. Mắc hơn nữa còn tùy theo anh muốn làm
nó khó đến độ nào. Chẳng hạn như cái của Goldman, UBS thì vô giá. System
tradings có hai loại. Một loại tự động để cho máy làm hết, gọi là black box.
Black không phải vì nó sơn màu đen. Nhưng black có nghĩa là người xài không cần
biết gì hết. Cứ mua về rồi xài. Thắng thua hay trúng trật gì đều phú thác cho
máy. Cái này mấy chú newbies thích lắm vì khỏi cần suy nghĩ. Lập luận của
system builders cho các hệ thống này là máy không có cảm tình. Cho nên nó không
làm sai so với con người. Loại thứ nhì là loại system dựa vào sự tính toán của
máy, nhưng con người vẫn phải monitor nó từng ngày một. Lý do là financial
markets là một vật không tiên đoán được. Cho nên vẫn phải cần con người
trông coi vì rất có thể một ngày nào đó market đi ra khỏi sự suy tính của máy
và mình có thể trở tay kịp. Retail investors hầu hết chỉ biết đến basic
indicators trong TA. System trading là basic TA đó. Indicator system cũng vậy
thui. TA là một môn học. Trong môn học đó có nhiều chỉ số TA căn bản. Từ những
chỉ số đó người ta mới gạn lọc ra những chỉ số mà họ thích, rồi mới xếp nó theo
một số định luật của họ đặt ra, và gọi đó là system trading. System là vì nó có
hệ thống. Hệ thống này xuất phát từ kinh nghiệm của từng người một mà cấu tạo
thành. Phần lớn các chỉ số như Dow Jones, Nasdaq, SP 500 mà bác thường thấy đó
đều có cái gọi là futures contracts của chính nó luôn. Futures contract là một
loại derivatives mà các bác bên VN gọi là PHÁI SINH gì đó. Khi cần ra vô market
thật nhanh, traders sell/buy futures contracts thôi, chứ họ không có thì giờ đi
bán từng stock một. Cho dù họ có execute orders đó in BASKET TRADINGS cũng
không kịp. Ngoài ra, trên Wall Street trading desks họ thường xài PROGRAM
TRADINGS. Đây là hệ thống trade bằng máy tự động. Khi chỉ số market indices
(Dow Jones, Nasdaq, SP 500) hits một con số nào đó là program trading kicks in
và tự động mua .
Riêng về câu hỏi của bác cho sáng nay
thì hơi khác tí. Đó là cái mà tôi gọi là FED'S WORDINGS hay còn được gọi là
FED'S STANCE. Đây là cái nhìn về tương lai của the FED. Thường thường vào mỗi
lần tuyên bố kết quả của buổi họp, the FED luôn kèm theo một nhận định về kinh
tế trong tương lại. Nhận định về kinh tế có nghĩa là nhận định về hướng đi của
phân lời cho kỳ họp sau đó. Bond traders mới dựa vào lời ước lượng này để price
bond yield. Từ bond yield, qua một tiểu xảo nhỏ của toán học, mấy chú này mới
tính ra XÁC XUẤT của sự tăng/giảm phân lời cho kỳ họp sau. Và dựa vào cái xác
xuất này mà bond traders trade the yield curve. Và cũng nhờ the yield curve này
mà stock traders mới mua hay bán. Những gì tôi đang nói với bác đây là một ý
nghĩ xẹt qua đầu của một professional trader trong khoảng thời gian đó. Đó là
tại sao trong phần tin tức phía trên tôi có viết một câu trong cái ngoặc. Đó là
nên canh chừng lời nói của the FED ngay sau đó. Thật tình ra thì hồi sáng khi
nghe 25 basis points là tôi biết market sẽ từ chết đến bị thương hôm nay. Bác
nhớ lại trong đây khi trao đổi về currency với một bác khác, tôi có nói rằng
the FED rất có thể có một NASTY SURPRISE cho market hôm nay. Cái nasty surprise
này là cái 25 basis points đó.
Thật tình mà nói, tôi không nghĩ the FED
sẽ cut rate mạnh như một số người mong muốn đâu. Lần trước the FED cut khá
mạnh. Dựa theo đó một số người suy rằng the FED sẽ vẫn tiếp tục cut theo mức độ
đó. Họ suy luận như thế vì họ lớn lên trong thời của Greenspan. Ông già này
luôn đi từ từ và luôn đi từ bước một. Bernanke thì khác. Thành ra, khi Bernanke
cut lần trước. Đừng nghĩ rằng sẽ có cut kiểu đó hoài. Market rớt 10 phút đầu
tiên vì cái 25 bpt cut này đó. Nhưng sau đó khi nghe the FED nhận định về tương
lai thì market "DIỄN GIẢI" là còn cut nữa. Cho nên anh mới thấy nó từ
từ đi lên. Nhưng thấy vậy, chứ đừng mừng vội. Trễ lắm là tuần sau US market sẽ
có một correction Bác đang lẫn lộn về NHỮNG cái phỏng định của mấy chú analysts
về sự kiện the FED sẽ tăng/giảm phân lời của mỗi buổi họp. Đây chỉ là phỏng
định thôi. Mỗi chú nói khác nhau tùy theo nhận định của họ. Financial markets
của Hoa Kỳ cạnh tranh rất quyết liệt vì đây là nơi thiên tài của thế giới vào
giành chức bá chủ Vỏ Lâm cho nên chú nào cũng muốn mình trội hơn kẻ khác để
được người ta chú ý. Cho nên trước ngày the Fed họp, càng gần ngày đó thì càng quyết
liệt, họ bàn tán ra vào đủ thứ. Nếu không quen phương cách nói chuyện và phân
tích của họ, bác có cảm tưởng như họ CHÍNH LÀ THE FED luôn vì họ nó chắc chắn
và phân tích sâu xa "y như là đinh đóng cột." Tuy nhiên, tất cả chỉ
là một PERSONAL OPINION thôi. Riêng về chuyện nội gián thì không có đâu. Nhất
là ở the FED nữa.
Các bác sinh ra và lớn lên trong một xã
hội, nơi mà có hai giai cấp rỏ rệt. Kẻ nắm quyền và người dân. Kẻ nắm quyền
luôn ăn trên ngồi trước TRONG TẤT CẢ mọi trường hợp. Họ ngồi trên pháp luật. Ở
Mỹ không có loại người đó. Cho dù đó là một ông Tòa (Tòa ở Mỹ rất oai). Nếu một
ông tòa có bị phạm luật giao thông nhỏ nhỏ, ông ta cũng phải đóng tiền phạt như
bao nhiêu người khác. NO EXCEPTION. Đó là một thí dụ nho nhỏ để bác biết. Cho
nên với cương vị the FED, nơi được gọi là lãnh đạo của thị trường tài chánh thế
giới, thì đừng mong có tin gì để trade trước họ. Mà nếu có thì bác đừng nên dại
dột mà xài. Bác xài rồi bác ngũ không yên đâu. Hồi năm 2000 khi US stock market
lên thật cao giống như VNI hiện tại, thời ấy tech stocks lên dử lắm. Và tech
companies thường đặt trụ sở ở vùng mà người ta gọi là SILICON VALLEY ở Bắc
California, thành phố San Jose và các vùng phụ cận. San Jose là một thành phố
có người Việt sinh sống đông thứ nhì sau Nam California. Và người Việt ở đó
phần lớn là kỹ sư hay làm trong các công ty high techs. Có rất nhiều người làm
chức rất cao trong các công ty đó, như Cisco Systems (công ty đầu não của
Internet). Mấy chú Việt này đi họp, biết được tin nội gián như tin công ty
thắng kiện, thắng giao kèo, hay tin hai công ty sẽ sát nhập lại với nhau
v....v.v.
Đại khái là những tin rất giật gân của
thị trường. Mấy chú này về nhà kêu bạn bè, bà con, xa gần mua/bán stocks của
các công ty nói trên. Sau khi tin ra thì bà con mặc sức mà hốt. Nhiều chú bà
con đó cứ tưởng đời sẽ đẹp mãi. 3 tháng sau SEC hỏi thăm. Họ hỏi rất hay nhưng
rất nhột. SEC hỏi mà không trả lời thì FBI sẽ đến. Không bao lâu nó nhốt hết.
Thằng nhẹ nhất là 6 tháng tù. Thằng nặng nhất là 10-20 năm ngồi bóc lịch. Họ
quên rằng tại Washington DC có một trung tâm gọi là STOCK WATCH của chính phủ.
Nhiệm vụ của họ là trong coi những sự kiện BẤT THƯỜNG về stock market. Cho nên
khi có một transaction nào có vẻ bất thường là computer nó tự động ghi xuống.
Nếu có gì thì nó cứ truy cứu từ đó. Một trong những cái case mà họ bắt liên
quan đến một người Việt Nam lúc đó là FBI nó truy tầm thằng bạn của chú Việt
nay ngược dòng thời gian về đến lớp 5 khi hai thằng còn học chung, có chụp
hình lưu niệm luôn (Ở Mỹ, mỗi năm học trò chụp hình lưu niệm. Trường luôn giữ a
copy). Nó truy tầm đến mức đó thì chạy sao cho khỏi? Bởi vậy trở lại câu hỏi
của bác. Bác có nhiều nghi ngại vì xã hội VN còn rất nhiều giai cấp, và khá bất
công. Cho nên bác sinh ra câu hỏi như thế thì tôi hiểu. Nhưng the FED Mỹ cũng
phải chơi theo luật cho dù đó là Greenspan hay là Bernanke. (**)
Báo chí của Mỹ rất SPECIALIZED (chuyên
nghiệp). Ngành nào thì chỉ có viết về ngành đó thôi, chứ không phải như các nhà
báo khác. Viết lung tung từ chuyện A-Z. Cho nên khả năng hiểu biết của họ rất
sâu. Người bình thường có kinh nghiệm đầu tư 5, 10 năm vẫn không hơn họ. Sự
hiểu biết của họ chỉ thua một professional trader mà thôi. Bởi vậy tôi khuyên
các anh nên trao dồi khả năng Anh Ngữ cho thật giỏi, và tìm đọc các bài phân
tích từ gốc mà ra. Đừng đọc mấy cái báo "lá cải" dịch thuật này. Nhiều
khi trình độ của họ còn thua các anh trong đây. Đầu tư là một trò chơi của trí
óc, của dân trí thức. Phải biết đánh giá bài viết mình đang đọc. Phân tích gia
là một người biết rỏ nguồn gốc của câu chuyện thì phân tích người ta mới hiểu.
Dịch giả là một người chuyên dịch TỪ mà ra, chứ không phải phân tích vấn đề.
Analyst khác với Translator !!!
Doji là một formation đơn giản nhất của candlestick. Nó nói
cho người ta biết thị trường đang trong giai đoạn phân vân. Khi người ta phân
vân trong một market thì thường đó là dấu hiệu của bottomming or topping out
của market/stock. Nếu doji formation mà xuất hiện ở phía trên của một uptrend
thì thị trường có dấu hiệu xoay chiều. Nếu xuất hiện ở dưới một down trend thì
1 bottom đang thành hình. Fake (động từ) = giả dối, không thật, lừa đảo. Fake
move = cái biến chuyển (lên/xuống) của thị trường không chính xác. Divergence
là một hiện trạng của giá và chỉ số (indicator) đi khác chiều. Divergence gồm
có hai loại: Positive & Negative divergence. Positive divergence là khi giá
đi xuống, MACD đi ngang hoặc đi lên. Negative divergence thì ngược lại. Giá đi
lên; MACD đi ngang hay xuống. 2/11
Ở Mỹ thì cũng là nơi con người đang sống
và kiếm cơm, kiếm $ ... Xã hội phát triển và pháp luật chặt chẽ hơn thì các tệ
nạn nó giảm chứ không có cái gì tuyệt đối cả đâu...
Nơi nào có tiền là có thiên tài lẫn vào,
và thiên tài ở đây có đủ loại tốt xấu. Chuyện làm xấu thì nơi nào cũng có cả.
Nhưng điều đáng nói là chuyện xấu ở TTCKHK thì bị phạt rất nặng, không như các
thị trường khác. Mấy anh có nghe tên một người gọi là MARTHAR STUART không?
Cách đây chừng hai năm bà này chỉ nghe lời của một người bạn (INSIDER TRADING),
bán đi một số stocks lời khoảng 40K thôi. Nhưng vì thế mà bả mất gần 300 triệu
tiền stock của công ty của bả, và 6 tháng tù. Stuart là một iconic figure trong
kỹ nghệ nấu nướng, trang trí nhà cửa của Mỹ. Bả là một tỷ phú, là thành viên
của ủy ban điều hành thị trường NYSE. Với giai cấp xã hội như bả, nếu ở tại VN
hay các quốc gia nào khác, anh nghĩ bả có đi tù không? Đó là tại sao thế giới
rất thích và ngưỡng mộ luật pháp Mỹ. Ngưỡng mộ vì: UNDER THE LAW, EVERYONE IS
THE SAME--REGARDLESS. Cách đây không bao lâu tôi thấy tin tức liên quan
đến việc INSIDER TRADING của VN mà tôi buồn cười. Người bị tội chỉ hứa xuông là
"tôi sẽ không làm nữa." Chả nghe ai nói gì về tù tội cả. Các quốc gia
khác cũng không khá hơn bao nhiêu. Điều mà tôi muốn nói là thế này, tại các
quốc gia khác (phần lớn trên thế giới) đều có hai giai cấp. Giai cấp thống trị
và giai cấp bị trị. Và có hai luật cho hai giai cấp đó. Giai cấp bị trị thì
luật phát rất khắc khe. Giai cấp thống trị thì hầu như không có luật.
Index không bao giờ là một cây thước đo thị
trường CHÍNH XÁC được. Nhiệm vụ chính của nó là một sự ước lượng. Ước lượng
càng sát chừng nào càng tốt chừng đó. Một thị trường nhỏ như VN market thì sự
chính xác của ước lượng này sẽ cao so với một thị trường to lớn như US market.
Anh thấy chỉ số Dow Jones Industrial Average đó. Nó chỉ có 30 stocks trong đó
mà người ta xài nó như một cây thước đo thị trường làm như là chính xác lắm
vậy. Hôm nào Dow Jones xuống là người ta cho là market xuống, tuy rằng một số
nhỏ stocks trong thị trường vẫn lên ngày đó. Bởi vậy phương pháp nào cũng có
yếu điểm riêng của nó. Yếu điểm vì căn bản của index là thế. Riêng về VN
market, tôi đã cấu tạo cho các anh một chỉ số gọi là VN COMPOSITE INDEX để tăng
độ chính xác khi xài nó với các chỉ số market index khác. Tại sao gọi nó là
chính xác. Tại vì nó gom hết tất cả các stocks của VN market vào làm 1. Và như
thế bất cứ stock lớn nhỏ nào trong VN market lên/xuống đều được phản ảnh vào
trong chỉ số đó. Cái này thấy rỏ nhất trong thời gian vừa qua, khi VNI lên rồi
xuống lại NHƯNG VN MARKET vẫn còn lên hoài.
Nó lên là vì traders ROTATE (LUÂN CHUYỂN) tiền
từ Blue Chips qua Penny stocks or từ a large market cap sang a mid cap v..v.v..
Với VNI các anh không thể thấy được đều đó. Nhưng với VN market composite thì
cái đó hiện ra rỏ như sáng và tối. Tôi còn đi xa hơn nữa, sau khi đã cấu trúc
cái index đó cho các anh, bằng cách chỉ cho các anh xài cái RSC để so sánh. Và
từ so sánh đó các anh mới biết dòng tiền đi đâu. Tôi làm được như thế vì VN
market hiện giờ còn rất nhỏ. Cả một thị trường mà chỉ vỏn vẻn có chừng 210
stocks. Mai sau khi nó lớn thì cường độ chính xác của VN composite index sẽ
giảm đi. Giảm đi vì index nói chung chỉ vẫn là một sự ước lượng mà thôi. Khi
nói đến ước lượng thì các anh cũng biết là con số càng nhỏ thì ước lượng càng
chính xác. Con số càng lớn thì sự ước lượng càng mơ hồ. Bởi vậy các anh
nên tập nghiên cứu các chỉ số đó và so sánh nó với stocks mình muốn mua. Một
mutual fund manager rất nổi tiếng của US market thành danh vì chiêu này
đó. VN market còn rất nhiều INEFFIECIENCIES để phương pháp này hiệu nghiệm. Vấn
đề là các anh có kiên nhẫn để ngồi gạn lọc từng stocks ra mà trade hay không mà
thôi.
Chọn Fib. với đáy là 920 mà không phải
870?. Có phải anh lấy mốc là lúc bắt đầu các indicator TRIX và Bull & Bear
Power confirm market bullish ?
Nghe anh VC noi ma ham qua. GS dung la niem mo
uoc cua nhung sinh vien sap ra truong. De vo duoc Ivy League cung chang de dang
gi Vào đó làm chi chán lắm anh ui. Hồi tôi còn đi học. Mỗi lần Goldman
xuống trường interview thì cả trường xôn xao. Mấy chú với GPA 3.8 mới được vinh
hạnh được đi. Interview cho một cái job thường thôi cũng phải 3 lần. Thằng đại
diện của Goldman làm phách ra mặt. Học trò nghèo. Bận áo ủi bằng tay, chứ có
tiền đâu mà đem đi giặt ủi. Vậy mà vào phỏng vấn nó nhìn cái áo muốn bắt lỗi.
Nó gằng giọng qua câu hỏi: YOU KNOW...WE'RE FROM GOLDMAN, CORRECT? Nghe xong
tôi muốn chửi thề. Fuck you man...you're not the hottest shit in town.. I like
Lehman or Bear better. Mẹ kiếp...biết rồi. Nói mãi. Mà người ta sợ Goldman vì
những thiên tài như Robert Rubin, Jon Corzine...chứ đâu phải là một chú từ HR
(Human Resource) như nó.
Nhìn vào chart để đo cường độ của trend,
tôi xài một chỉ số rất đơn giản để so sánh hai time frame khác nhau, một short
term (7 days) và một long term (14 days) để tìm divergence trong chỉ số
đo sức mạnh của trend hầu kiếm một kẻ hở. Vì MCAD đã lên hầu như nguyên năm cho
nên longer time frame vẫn còn phản ảnh ít nhiều sức mạnh còn lại của nó. Nhưng
on a shorter time frame thì sức mạnh của trend này coi như gần break down.
Trong khi index hit new high thì nó gần như là head down tuốt luôn phía dưới.
Đó là tại sao trong các bài viết trước tôi có chọn giá oil cao hơn 100 để
maximize entry point. Lợi dụng lòng tham của mấy chú rookies chasing hot oil mà
chui vô cặp tiền này, going long the USDCAD. Trong đây không có mấy bác trade
currency ngoài một vài người .
Em chỉ ngủ ngon khi giá của nó đúng như
mình dự đoán thôi.
Rookies/newbies luôn expect perfection.
Trade lâu rồi bác sẽ biết rằng không bao giờ có perfection trong trò chơi này.
Mà nếu bác bỏ công ra kiếm thì suốt đời bác sẽ kiếm không được đâu. Cứ thắng là
được rồi. Thắng bao nhiêu cũng được. Miễn thắng là giỏi hơn người bên cạnh rồi.
Bác có nghe câu châm ngôn này chưa? YOU'LL NEVER GO BROKE TAKING PROFITS.
Zero-sum không có apply cho equity markets. Tại
vì equity markets được capital markets nuôi. Cho nên luôn có fresh $ chảy vào.
Hồi đó lúc mới mở website này tôi có nói về zero-sum và chỉ nói về currency
market. Có mấy chú nào đọc lộn, rồi đi rao giảng ở các website khác là equity
markets là zero-sum game. Đó là sai. Zero-sum có nghĩa là TỔNG SỐ lượng tiền
không thay đổi. Nó chỉ chảy qua lại giữa các người với nhau. Loại markets mà
zero-sum game áp dụng là: Futures, Options, Derivatives, Currency.
NASDAQ lại down còn khủng khiếp hơn cả
DJIA và S&P500 là sao ạ?
Không hẳn là financial không. Nasdaq
quả là có rớt nhiều so với Dow Jones & SP. Tuy nhiên, ngoài tin về
sub-prime mortgage ra, Nasdaq còn bị các công ty high techs ra earnings không
tốt cho nên nó bị take two hits. Một của technology stocks và của banking
stocks. Trong thị trường Nasdaq có 4 sectors chính: Finance, Technology,
Biotechs, Drugs. Finance và Technology là hai sectors lớn nhất, có ảnh hưởng
nhiều nhất của Nasdaq.
Các bác bình tỉnh đi. Chưa có gì
quan trọng lắm đâu. Selling của VN hiện tại là một kết quả của một overall
selling trong TẤT CẢ thị trường EMERGING MARKET ETF (Exchange Traded Fund--một
loại mutual fund được trade như stocks tại TTCKHK). Thêm vào đó Á Châu đang bị
ảnh hưởng khá lớn vì đồng YEN mấy hôm nay lên rất cao. Yen lên là vì currency
traders đang UNWINDING carry trades. Yen mà lên mạnh thì kinh tế Nhật và China
sẽ chậm lại vì kinh tế của các quốc gia đó đều phụ thuộc vào xuất cảng là
chính. VN là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất nhì Á Châu
cho nên tuy rằng đồng tiền VN chưa có trade trên thế giới, nhưng international
mutual fund managers sắp VN vào chung với những emerging markets. Hôm qua
Japanese market sell off rất mạnh. VNI thì tương đối ok. Hôm nay thì cơn
selling kéo vào VN. Á châu hiện tại thì chưa có gì. Sáng nay US market sẽ
mỡ và sẽ REBOUND MẠNH. Lý do là traders rất xung sau một holidays.
12/11 Ngày mai (US hours) nếu market mở cửa mà SELL OFF rầm rầm thì đó là
a BULLISH SIGN. Yes, bullish. This is not a typo. Đó là dấu hiệu của market
SHAKE OUT all the weaks hands. Sau đó là nó rebound lại. Thời điểm sell off
ngay lúc đầu và xoay chiều thường kéo dài khoảng 1.5 đến 2 tiếng. SP
futures sẽ dẫn đầu. US markets hiện tại cũng gần hit a temporary bottom một tí.
Nhưng đó chỉ là nhất thời thôi. Sau đó nó sẽ còn rớt nữa. Điểm low của tháng 8
sẽ được retest. Hồi đó tôi có tiên đoán là nó sẽ retest trong vòng từ 7 đến 21
ngày. Nhưng vì the FED ra phá mánh cho nên phải đợi đến hôm nay thì mới có hy
vọng. Anyway, sóng gió của world markets (trong đó có VN luôn) chỉ bình
yên sau khi US market hit a bottom. Và a bottom là phải 1) gần điểm low của
tháng 8 hoặc là 2) a fresh new low dưới cái tháng 8. Nếu có trường hợp thứ 2
xảy ra thì cũng không quan trọng lắm, tuy nó sẽ làm mọi người ái ngại tí. Thấp
dưới điểm tháng 8 vì đó là một volatile market thôi. Điểm trọng đại trong thời
gian sắp tới cho TẤT CẢ thị trường trên thế giới, nhất là US market, là một
điểm mà traders gọi là CAPITUALATION POINT. Capitualation là điểm mà tất cả các
chú newbies đều hết hy vọng. Họ bán tất cả, bán đổ bán tháo. Và đó là lúc
traders vào lượm xác. Nói thì dài dòng. Nhưng tất cả đều có thể xảy ra trong
vòng vài giờ, hay là vài ngày.
Các bác đã thấy một chút capitualtion
trong VN market hôm nay qua câu nói của bác Quest phía trên đó. Bác ta nói là
nếu nó rớt nữa là em "phủi tay." TT thường thường thích rớt tới điểm
của bác để bác phủi tay. Nó đợi bác phủi xong thì nó đi lên. Y như là nó ngồi
canh bác từ lâu lắm rồi. Anway, VN mà rớt thêm tí thì sẽ có rất nhiều các bác
phủi tay. Đó là lúc các bác nào đã "sell into strength" lúc trước tà
tà vào thu dọn chiến trường. Tôi có tí kinh nghiệm trong những lúc sóng gió thế
này. Những gì tôi nói chỉ cho US market thôi vì tôi rút kinh nghiệm từ đó mà
ra. Nếu VN market mà bị ảnh hưởng của US market nhiều thì rất có thể khi US lên
thì nó sẽ đi theo. Con số down của VNI hiện tại tuy có nhiều, nhưng cái mốc
1000 vẫn là điểm tựa cho nó. Điểm chính yếu hiện tại KHÔNG PHẢI là cái bounce
trong nay mai, mà nó nó sẽ làm gì sau khi nó bounce. Tại vì bounce back là một
điều hầu như chắc chắn. Tuy nhiên, các bác không make $ on the bounce. Các bác
make $ trong một trending market mà thôi. Equity market là thế đấy. Vì VN
market chưa cho chơi margin và execution thì hầu như rất tệ so với thế giới.
Thành ra độ bounce, nếu có, cũng sẽ chỉ an ủi các bác trên vấn đề tâm lý thôi.
The real trend mới là điểm chính. Real trend bây giờ thì chưa nói được. Chỉ
xuất hiện signal SAU KHI nó có cái bounce.
Thị trường US mở của hôm nay không có cú
"rung cây nhát khỉ" rồi anh Vietcurrency ơi, kiểu này có lẽ còn lình
xình chết thêm nhiều con nhạn là đà. 13/11
Cái chiêu mà tôi giải thích tối qua gọi
là Capitualtion point. Đó là điểm cùng cực của selling. Tại vì ở điểm đó thì
newbies không còn chịu nổi (*),, cho nên họ chạy hết. Nếu nó xảy ra thì thường
là giờ đầu của market. Tuy nhiên, hôm nay thì không có. Nhưng market lại lên
xanh đậm (as of right now 8:33 sáng US PST hour). Đây là một cái bounce (không
biết có dead-cat hay không). Nếu khoảng 11:30 đến 12:15 PM (US hour) mà thị
trường không xoay chiều đi xuống thì hôm nay nó sẽ là an up day. Buying sẽ tăng
cường độ vào giờ chót của ngày khi PROGRAM TRADING kicks in. Có nghĩa là thí dụ
nó lên đến 150 pts vào lúc 12 trưa. Sau đó, khi market còn chừng 1 tiếng trước
khi đóng cửa thì nó lên thêm 100 nữa, ending up 250 pts for the day. Cái này là
thí dụ thôi. Thì đó có nghĩa là market sẽ up cho những ngày còn lại trong tuần
này. Nhưng cái đó có phải là bottom không? Không. Đó không phải là bottom vì
capitualation chưa có. Traders sẽ mua mạnh tay vào các ngày SAU KHI có
capitualtion. Còn nếu chỉ lên như thế này thì theo OVERALL DOWN TREND của
những ngày qua chưa có gãy. (*) Newbies hay pro đều run tay khi thấy tiền mình
thất thoát quá nhiều. Đó là tâm lý thông thường. Nhưng lý do mà pros có tiền,
có gan để nhảy vào lúc khói lửa này là vì họ đã cut loss hay họ không còn dính
trong market nhiều. Chúng ta (newbies & Pro) không ai ngu hơn ai trên đường
đời hết. Chỉ có điểm phân biệt giữa hai loại người này là một bên biết kiểm
soát tình cảm, và một bên thì không.
Không biết có phải là cơ hội tốt để
cutloss không?
Mấy chú short ăn nữa không được nên nhả
ra đó. Hồi sáng này, khoảng 2 tiếng đầu tiên là newbies vô bottom fish thôi. Đó
là tại sao dân daytraders của US market rất ít khi vào những giờ đầu tiên của
ngày. Họ sợ đạp mìn lắm. Để cho mấy chú newbies xung phong trước đi. Khi thấy
mọi chuyện êm xuôi thì họ mới nhảy vào bóp cổ mấy chú shorts. Short sellers thì
lúc đầu cũng muốn short thêm, nhưng sau 2 giờ lâm chiến, khi thấy nuốt không
trôi thì cutloss bỏ chạy. Đó là tại sao market lên gần 200. Sau đó khi còn
chừng 1 tiếng nữa trước khi đóng cửa (bây giờ nè: 12 trưa) thì đại bàng mới
xuất chiêu. Hiện giờ Dow lên gần 300. Anh coi chừng trong khoảng 15 đến 30 phút
nữa. Rất có thể nó hit thêm chừng 50-100 pts nữa trong một thời gian rất ngắn.
Đó là program tradings của đại bàng
đấy. Tụi nó hit SP futures nên stock traders phải hedge qua individual stocks.
Còn về VNI thì chưa biết được. Anh phải coi VN market hôm nay phản ứng ra
sao. Thông thường thì nó đi chậm hơn người ta một ngày. Có nghĩa là hôm nay nó
có thể không rớt nữa, mà chỉ lên một vài điểm (<10). Sau đó thì nó mới lên.
Đó là theo quan sát của tôi. Cho nên nếu thấy nó chỉ lừng khừng hôm nay thì
khoan cut loss vội, nếu chưa. Nếu nó lừng khừng thì nên nhảy vào tí xíu. Như
tôi có nói ở trên, cái mốc 1000 nó sẽ là điểm neo của market trong thời
gian short-term của từ đây đến cuối tháng. Nếu sau đó, US market mà sell off
tiêp tục (và nó sẽ sell off tiếp theo) thì lúc đó mới định lại hướng đi của
VNI. Khi giá đụng đến một mức nào đó thì tự động máy nó mua, và nó mua
thật nhanh. Tôi theo dõi mấy cái trades này kỹ lắm khi tôi còn trade SP 500.
Tôi canh giờ mà tôi nghĩ nó sẽ "hit the tape" là tôi nhảy vào chận
đầu. Bác có thể trade OEX Index option (SP 100 index) bằng cách canh program trading
vào những ngày volatile day.
US market rebound mạnh hôm nay, phương
pháp hay lý luận nào phỏng đoán US market sẽ xanh đến hết tuần? Cụ thể hơn là
làm cách nào biết được cái dead cat bounce nó sẽ lên bao xa?
Bác nhìn đồng Yen thì sẽ hiểu. Tất cả
mọi sell off hiện tại đều xuất phát bởi a bad news gọi là sub-prime mortgage.
Đó chỉ là news và chỉ phản ảnh vào các công ty brokerage houses, các banking
stocks. Nhưng cả thị trường đều xuống ầm ầm vì sao? Sợ thì có một phần. Nhưng
sợ không cũng chưa đủ. Sợ nhưng phải có dẫn chứng. Và dẫn chứng đó là đồng Yen.
Yen lên mạnh mấy hôm nay vì traders unwinding carry trades. Unwinding
carry trades vì KHÁI NIỆM về RATE không còn nữa. Tất cả các ngân hàng liên bang
của thế giới đang nghĩ đến chuyện cắt phân lời. Cái rate differentials giữa
những cặp tiền gọi là HIGH YIELDING đang sụt dần. Đó là những gì xảy ra trước
hôm nay. Tuy nhiên, tối hôm qua (US hour). Ngân Hàng Liên Bang Nhật (BOJ) đã
không tăng phân lời trong buổi họp của họ. Một trong những nhân vật cầm đầu của
ngân hàng đã lên tiếng xác nhận về sự kiện Yen tăng nhiều trong những ngày qua
là điều không tốt. Họ muốn giữ the Yen thật thấp để gia tăng kinh tế. Đó là
tiếng súng lệnh của BOJ lên tiếng khuyến khích traders tiếp tục chơi trò carry
trades.
Carry trades thì có thể xảy ra, hay
chính xác hơn, chỉ nên chơi khi market vẫn còn có một rate differentials. Và
BOJ gián tiếp tiếp tục finance trò chơi này. Đó là tại sao currency market đều
MADE A REVERSAL HỒI TỐI qua. Nhìn vào đó tôi biết sáng hôm sau (US hour) sẽ
tăng. Tăng vì shorts sẽ nhả ra để lock in profits. Thêm vào đó mấy chú futures
traders sẽ nhảy vào để bottom fish. Tuần này là tuần thứ 2 của tháng. Tuần sau
là futures expires. Sau đó là market coi như hết trade vì ai cũng lo cho
Thanksgivings. Tất cả những sự kiện trên họp lại, xẹt qua đầu như một ý nghĩ.
Cộng thêm tí kinh nghiệm chiến trường của một người vốn mang rất nhiều thẹo vít
chiến tranh cho nên tôi đoán đại tí đó. Muốn biết cách trade này trong US
market, phải ngồi xuống bên cạnh khi tôi trade thì tôi sẽ giảng cho bác
rỏ.
Có tin cho các cao thủ thảo luận cuối
tuần rùi: FED bơm 47,25 tỷ vào thị trường bằng cách cho các ngân hàng
vay.
Các bác phải phân biệt được tâm lý thị
trường thì mới hiểu rỏ ảnh hưởng của tin tức, chứ không phải thấy news như thế
có nghĩa là tốt. Trước hết, lần đầu tiên the Fed bơm tiền vào thị trường thì
market đang trong một hoàn cảnh khác. Và hiện giờ thì hoàn cảnh nó không còn
như xưa nữa. Nếu các bác có đọc phần sub-prime mortgage, trong đó tôi có nói về
cái gọi là COMMERCIAL PAPERS. Market giao động mạnh lúc đó vì thị trường CP
không có liquid. The Fed bơm tiền vào thị trường lúc đó, gây ảnh hưởng mạnh
trên vấn đề tâm lý lúc đó. Cho nên market lên thật nhiều. Nhưng ngược lại, lúc
đó là lúc mà người ta còn ngồi tiên đoán công ty nào sẽ bị hit nhiều nhất trong
kỳ này. Lúc ấy người ta chú trọng vào CON SỐ (a number). Có nghĩa là công ty A có thể lổ X
amount of money. Tùy theo tâm trạng và số lượng công ty có thể lổ vì sub-prime
mortgage.
Tất cả những gì lúc đó đều là SUY LUẬN
thôi. Vì là suy luận cho nên những hành động hay lời tuyên bố của các nhân vật
tay to mặt lớn trong chánh quyền sẽ làm thị trường giao động nhiều. Nói chính
xác hơn là lúc đó là mặt tâm lý của vấn đề. Fast forward 3 tháng sau khi các
công ty lúc trước bị "nghi ngại" thì bây giờ là lúc họ ra thú tội.
Trong bản tường trình lời lổ của công ty, người ta thấy được các chỉ số lời lổ,
hay còn được gọi là MARKET EXPOSURE trong sub-prime mortgage. Các con số này
được đem so sánh với các con số được ước lượng của 3 tháng về trước. Sau đó là
lời nhận định của các công ty về viễn ảnh của họ về sub-prime mortgage.
Investors muốn biết những gì mà công ty viết trên giấy đó có phải là tất cả hay
không? Công ty còn dính líu vào CDO, MBS hay các thứ mà người ta gọi là exotic
derivatives nữa hay không?
Nếu chỉ có bao nhiêu đó thôi (số tiền
họ ghi trong bản tường trình) thì có thể mọi việc sẽ ok cho công ty. Và nếu tất
cả các công ty đều như thế thì sóng gió tạm gọi là đã đi qua. Nhưng trên thực
tế cho biết thì chưa hết. Điều làm cho investors vẫn còn nghi ngại là một số
công ty KHÔNG THỂ ƯỚC LƯỢNG là họ đã thua bao nhiêu. Đơn giản là cái bonds họ
đang nắm trong tay hiện thời không có market để trade. Nếu không có người trade
thì giá không có. Giá không có thì làm sao biết để quyết định lời lổ. Đây là
cái problem mà PNB Paribas đã tuyên bố 3 tháng về trước. Wall Street hôm nay
đang trong tình trạng này. Không có giá thì không có nghĩa là zero, nhưng không
biết chính xác nó là bao nhiêu. Vì thế các investors sợ rằng tuy công ty có rớt
thê thảm trong thời gian qua (thí dụ như ETRADE (ETFC)), cái bottom vẫn chưa
thấy rỏ. FEAR là mặt trái của Wall Street. Bây giờ người ta đang trade on FEAR
đó. Vì thế giá cứ lên xuống chập chùng mà không rỏ hướng đi. Volatility tăng
mạnh vì fear đang dâng cao.
Comments
Post a Comment