Em là người mới nhập
môn. Cũng như những người khác, em cũng có FEAR và GREED, nhưng không biết lúc
nào nên "quẳng" nó đi vì trình độ còn hạn chế. Ko ai có thể biết
chính xác thời điểm để quẳng đi FEAR và GREED, nhưng một người học rộng,
kinh nghiệm nhiều như Bác VC chắc cũng có thể nhận ra những tín hiệu nào?
Anh không bao giờ bỏ nó
đi được, chỉ ráng kiềm nó thôi. Mà muốn được như thế anh phải tự biết mình. Anh
phải tự học về những cái thua và thắng của mình. Học đến lúc anh sẽ phân
biệt được TẠI SAO anh thắng, và tại sao anh thua?
Trong trò chơi này dĩ nhiên có nhiều việc ngoài tầm kiếm soát của chúng ta,
nhưng những gì chúng ta làm được thì nên làm. Còn chuyện hên xui thì không
tính được rồi. Việc đầu tiên của việc trading là viết nhật ký. Anh viết về
lối phân tích của anh TRƯỚC và SAU khi anh mua bán. Anh cứ làm như thế mỗi
lần mua bán. Dần dần anh sẽ thấy được cái hay và cái dở của chính mình. Anh sẽ
thấy anh "nhát" đến đâu, và anh cũng sẽ thấy anh "dở"
đến đâu. Thị trường chỉ có 3 hướng đi chính. LÊN, XUỐNG, và Đi Ngang. 2 trong
3 hướng đi đó sẽ làm anh từ Huề cho đến Thắng.
Thế nhưng người vào
cuộc chơi lại thua nhiều hơn thắng. Tôi không biết anh ở market nào,
currency hay stocks. Nhưng nếu bên currency thì là từ 80-90% là thua. Câu hỏi
được đặt ra là với 2/3 (66%) dựa theo hướng đi của market là từ huề cho
đến thắng, vậy thì con số 80-90% thua trong market này là vì ai? Vì anh
hay là vì market? Anh trade lâu thì anh sẽ thấy rỏ cái tánh của mình thêm. Rất
nhiều người thua, trong đó có tôi, không biết tại sao mình thua. Việc đầu tiên
trong việc thắng thua là đổ lỗi cho người khác, cho market. Ít ai chịu đi
tìm về lỗi của mình. Khi thấy được cái "dở" của mình thì lúc đó anh
mới tiến được. Đến một lúc nào đó khi nhìn chart formation là anh nhớ đến
lỗi xưa. Khi thấy được cái này thì cái thua sẽ giảm dần đi, và từ từ anh sẽ gở
lại số tiền đã thua. Financial trading là thế đó. Chứ không phải ai có
phép tắc gì để thấy được tương lai.
George Soros, người
hùng của currency trading, thành công trong nghiệp trade không phải vì ông
ta có một system trade hoài không thua, nhưng ông ta có một cái nhân sinh
quan khác người. Ông ta suy luận về con người, về phản ứng của nó trong những
trường hợp khác nhau. Áp dụng lý thuyết này vào trading, Soros làm chủ
thiên hạ. Bởi vậy cho nên trading thật ra là một mind game. Mind game là
vì người chơi với người, chớ không phải người chơi với máy. Người với người thì
làm sao anh đoán được, đúng hông? Anh có bao giờ yêu chưa? Có nghe câu thơ
"đường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn" hông? Đó
cũng là a mind game. Trading cũng thế. Trong tình yêu thì có thương và hận;
trong trading thì có FEAR & GREED. Và anh sẽ bị hai cực điểm này trì
kéo cho đến khi anh hiểu mình để không bị chi phối nữa. Thì lúc đó sát
xuất thắng của anh sẽ cao hơn hiện tại.
1/ Bản
chất của thị trường chứng khoán là gì?
Thị trường chứng khoán là một bộ phận phát triển của kinh tế. Nó
giúp quốc gia phát triển kinh tế, bằng cách tạo công ăn việc làm cho quốc
gia, qua hình thức giúp các công ty gây vốn. Nói cụ thể ra là như thế này. Chu
kỳ phát triển của một công ty thường khởi đầu bởi người sáng lập bỏ vốn
riêng của mình ra, hay là vay mượn bà con chút ít. Giai đoạn đầu đó có thể
làm một công ty nhỏ nhỏ. Nếu làm ăn được và cần tiền phát triển thêm thì người
đó có thể đi mượn tiền nhà banks. Nhưng nếu cần tiền phát triển thật lớn
thì nhiều khi nhà banks không có đủ, hay không dám cho mượn. Tại vì sự
kiện cho một thương gia mượn tiền làm ăn, nó cũng giống như là bỏ vốn vào làm
ăn chung với người ta. Tùy rằng mình không có ý hùn hạp, nhưng nếu người
đó làm ăn thất bại sau khi mượn tiền thì sao?
Danh từ nhà nghề gọi đó là BUSINESS RISK. Và nhà bank không muốn
cái business risk này. Cho nên người thương gia đó mới quay sang thị
trường chứng khoán để tìm nguồn vốn đầu tư cho công ty của mình. Ngược lại, các
NDT khi mua cổ phần của công ty là họ CHẤP NHẬN cái rủi ro trong business
của công ty đó. Họ không cho công ty mượn tiền giống như nhà bank, nhưng
họ lại bỏ tiền vào công ty qua hình thức mua cổ phần. Số tiền cổ phần bán được
này sẽ được đem về dùng vào việc phát triển công ty. Sự phát triển của
công ty sẽ đòi hỏi việc mướn thêm người, tạo thêm công ăn việc làm cho
kinh tế. Và ngược lại, chánh phủ cũng có thêm tiền thuế hàng năm. Đó là tại sao
thường nói, căn bản của thị trường chứng khoán là sự phát triển của kinh
tế.
2/ Điểm
khác nhau giữa thị trường chứng khoán và những thị trường khác: currency,
bonds…
Thị trường tài chánh (financial markets) nói chung gồm có 4 thị
trường chính: Currency, Bonds, Stocks, Options. Ba trong 4 thị trường này
là những thị trường chính của financial market. Nền kinh tế của một quốc gia
được phản ảnh qua 3 cái này. Options chỉ là một thị trường phụ mà thôi. Nó
không giúp nhiều trên phương diện phát triển kinh tế bằng 3 thị trường
kia. Lý do cho sự hiện diện của nó là để phục vụ kỹ nghệ tài chính (financial
industry) của kinh tế, chứ bản thân nó là một zero sum market. Gọi là zero
sum là vì nó không tạo ra cái gì cả. Nó không phải là một nguồn nhiên
liệu để làm kinh tế phát triển như 3 thị trường kia.
Currency
Market:
Sự hiện diện của thị trường này xuất phát từ việc trao đổi hàng
hóa của các quốc gia với nhau. (xuất nhập cảng). Lý do mà người ta cần
trao đổi hàng hóa với nhau là để giảm chi phí sản xuất. Một quốc gia với nhiều
tài nguyên thiên nhiên nhưng thiếu kỹ thuật sản xuất cao thì thay vì bỏ
tiền ra nghiên cứu và sản xuất một chiếc xe hơi chẳng hạn, quốc gia đó có
thể bán những khoán sản để mua xe, thay vì đi sản xuất. Như thế giá thành
(cost) của vật đó sẽ thấp đi. Giá thành của một vật trong cuộc sống hàng
ngày mà thấp thì lạm phát không có tăng. Lạm phát không tăng thì nó
sẽ nâng cao lối sống của con người trong xã hội. Đó là lý do chính trong
việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau trên thế giới, và cũng
là căn bản của thị trường hối đoái tiền tệ.
Song song với việc trao
đổi hàng hóa là sự khác biệt về giá trị của các đồng tiền giữa các quốc gia với
nhau. Lý do mà có sự khác biệt này là mỗi quốc gia có một sự khác biệt về
kinh tế. Có những quốc gia phát triển kinh tế mạnh hơn so với các quốc gia
khác. Giá trị của tiền thường được tượng trưng qua sự phát triển của nền kinh
tế của một quốc gia. Khi kinh tế phát triển thì đồng tiền sẽ tăng giá. Nó
giống như là một điểm tín dụng của con người. Nếu anh đi làm có tiền nhiều,
mức thu thập của anh cao thì điểm tín dụng của anh sẽ tăng. Mức thu thập của
anh có thể ví như là kinh tế của một quốc gia. Kinh tế phát triển thì điểm
tín dụng của quốc gia đó tăng. Tại vì tiền, tuy là một tờ giấy mà chúng
ta thường bỏ trong túi, thật ra chỉ là một tờ giấy tượng trưng cho một lời
hứa về giá trị của nó. Và lời hứa đó có giá trị hay không tùy thuộc vào sự
phát triển kinh tế của quốc gia phát hành ra nó.
Sự chênh lệch về giá
trị đồng tiền làm cho GIÁ CẢ của hàng hóa xuất nhập cảng giữa các quốc gia với
nhau tăng hay giảm. Sự giao động của giá cả này nhiều khi làm cho giá
thành của món đồ nhập cảng không còn rẻ nữa, hay là rẻ ít hơn lúc trước.
Giá thành mà tăng thì lạm phát có cơ hội phát triển. Thành ra, currency market
là nơi mà người ta dùng để cân bằng giá trị của các đồng tiền trên thế
giới lại với nhau. Mỗi quốc gia đều có mục tiêu kinh tế của riêng mình
khi họ vào thị trường này. Thí dụ như người Nhật, họ luôn muốn đồng tiền
của họ yếu hơn so với các đồng tiền khác. Tại vì kinh tế họ là kinh tế sản
xuất. Sự phát triển của kinh tế là hoàn toàn dựa vào khối lượng hàng xuất cảng.
Họ sản xuất hàng hóa rồi bán đi. Kinh tế phát triển của họ là số lượng
hàng xuất cảng tăng. Các quốc gia với nên kinh tế xuất cảng thường không
muốn đồng tiền của mình quá mạnh. Vì đồng tiền mạnh quá dể làm hàng hóa bán
chậm. TQ là thí dụ thứ nhì của mô hình kinh tế này. Ngược lại, kinh tế Hoa
Kỳ là một kinh tế dựa vào sự phát triển từ bên trong ra. Họ không nhờ vào
hàng xuất cảng để phát triển kinh tế. Chính vì thế 70% của kinh tế Hoa Kỳ được
liệt vào kỹ nghệ dịch vụ (service), và 30% được gọi là manfacturing (sản
xuất). Họ chỉ nhờ vào chính họ. Nền kinh tế này được các kinh tế gia gọi
là ORGANIC GROWTH ECONOMY. Và organic growth economy thường muốn đồng tiền của
mình mạnh. Đồng tiền mạnh thì mua hàng nhập cảng rẻ. Hàng rẻ thì lạm phát
thấp. Bởi vậy người ta thường chế nhạo Hoa Kỳ là “xuất cảng” lạm phát của
mình đi các quốc gia khác qua sức mạnh của đồng US dollar.
Ảnh hưởng của currency
market rất rộng. Nó là mặt trái của kinh tế. Sợi dây chuyền liên kết các thị
trường lại với nhau là phân lời. Phân lời làm cho currency giao động, vì
traders chơi trò carry trade. Currency mà giao động mạnh thì giá hàng sẽ
tự động tăng vì lý do tâm lý, và cũng vì các công ty cần phải hedge (bảo vệ
giá). Hedging thì phải tốn tiền.
Tiền hedge sẽ được tính vào giá thành của món hàng xuất cảng. Thành ra, giá sẽ
tăng. Đó là tại sao mỗi khi đồng tiền trở nên giao động mạnh thì các Ngân
Hàng Liên Bang (Central Banks) thường nhảy vào phá giá, hay giữ giá. Cốt ý
của họ làm sao cho ảnh hưởng này không lan truyền qua đến kinh tế. Thế
giới đã thấy bài học của currency ảnh hưởng vào kinh tế như thế nào cách
đây 10 năm khi vụ Asian Crisis bắt đầu từ cái rớt của đồng Baht Thai.
Bond Market:
Đây là thị trường của dân nhà giàu, của những quốc gia rất giàu
trên thế giới. Thị trường này rất lớn, ngang ngữa với currency market nếu
tính theo số lượng. Bond là một mỹ danh cho NỢ. Và muốn vay nợ thì thường là
bạn phải giàu thì người ta mới cho vay. “Có lúa thì mới mượn được gạo”
người Việt mình thường nói thế. Thành ra, thị trường này thường được các
quốc gia Âu Châu và Hoa Kỳ chơi mà thôi. Nhật là quốc gia Á Châu có đủ tầm vóc
vào thị trường này.
Tuy nhiên gần đây là TQ. Bond thường tạm chia ra thành hai loại,
government bonds và corporate bonds. Government bonds là cổ phiếu của
chánh phủ. Đây là thị trường lớn nhất của bonds. Và vua của thị trường này là
Uncle Sam (Hoa Kỳ). Phần lớn các retail investors không ai đụng vào thị
trường này, vì đơn vị mua bán của nó là 1MM (triệu US $) là đơn vị nhỏ
nhất. Chỉ số đo thị trường này gọi là bond yield, và bond yield là một mặt trái
của phân lời thị trường (market rate). Phân lời là một thành phần quan
trọng trong kinh tế. Market rate lên xuống tùy theo cảm nhận (perception)
của người ta về mức độ lạm phát trong kinh tế. Nếu market rate, hay còn gọi là
bond yield, lên quá cao thì thị trường chứng khoán sẽ xuống. Lý do là giá
thành sẽ tăng, và công ty không có lời nhiều so với lúc giá xuống. Cho nên
giá cổ phần và bond yield luôn đi ngược với nhau. Bond yield mà tăng thì giá cổ
phần đi xuống, và ngược lại. Trong tất cả thị trường, stock market là thị
trường nhỏ nhất. Một thị trường “đàn em” của các thị trường tài chánh khác.
Nó thường bị các thị trường lớn chi phối. Cho nên muốn trade thành công
trong stock market, một phần lớn trong việc phân tích thị trường nên dành
để phân tich các thị trường khác. Khi hiểu được các thị trường khác rồi thì câu
trả lời của stock market sẽ trở nên hiển nhiên hơn.
3/Các
newbie cần chuẩn bị những gì để bước vào thị trường chứng khoán?
Có hai điểm mà người mới nên biết về thị trường tài chánh nói
chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Đó là điểm phân biệt giữa
traders và investors. Bạn tự hỏi mình là ai. Bạn muốn vào đó với tư cách nào.
Thường thì người ta vào đó hy vọng mua bán kiếm lời (trader), nhưng lại
không học phương cách trade cho kỹ. Cho nên có những người sau khi nhảy
vào thua, rồi vì ngại bán lổ cho nên trở thành investor "bất đắt dĩ."
Họ nằm luôn trong cái stock đó vớ hy vọng là nó sẽ lên lại. Đó cũng là một
lỗi lầm mà người mới sẽ khó tránh được khi họ mới bước vào đây.
Điều thứ hai mà một người mới nên chuẩn bị là sự siêng năng học
hỏi. Trading là một chuỗi ngày dài học hỏi, chứ không phải chỉ đơn giản
mua và bán. Hành động mua và bán chỉ là một hành động chót trong chuỗi dây xích
dài bắt đầu bởi một phân tich căn bản. Trong thị trường VN thì tôi không
biết, nhưng trong thị trường Hoa Kỳ thì người mới vào nên có một khái niệm
về phân lời. Khái niệm này không phải là một sự tiên đoán về hướng đi của phân
lời hay là sự tác động của the Fed, nhưng là cái hiểu biết về ảnh hưởng
của phân lời vào giá cả của stock. Chẳng hạn như phân lời lên thì stock sẽ
xuống ra sao, và ngược lại. Sự hiểu biết này sẽ làm cho người ta đở hoang mang
khi thấy giá stock rớt vì những ảnh hưởng của các ngoại lực tác động vào
TTCK.
Còn về việc học hỏi thì tôi nói thật. Đây là một nghề cạnh tranh
rất ác liệt, và là trò chơi của dân trí thức trong xã hội. Cho nên trừ khi
bạn có một đam mê và một nhiệt tình thật lớn thì bạn mới nên bước vào. Bằng
không thì bạn chỉ nên đầu tư dài hạn. Nghĩa là kiếm chú nào thật tốt, mua
xong bỏ đó. VN là một quốc gia đang vươn lên trên phương diện kinh tế. Các
công ty lớn của nó sẽ có nhiều cơ hội biến thành các đại công ty sau này. Nếu
biết chắc hay có niềm tin vào một công ty nào đó thì nên ôm nó luôn. Đừng
vì một số tiền lời nho nhỏ mà trade nó. Phần lớn các bạn đang trade bên
TTCKVN vẫn còn học trade, và TTCKVN đang lên khá mạnh. Thành ra, trade nó rất dể
make $. Nhưng trong một thị trường như thế, không trade mà chỉ mua thôi
thì còn make $ nhiều hơn nữa.
Đế Quốc Mỹ nó bóc lột lắm bác à. Giàu đóng thuế nhiều; nghèo đóng
thuế ít. Nhưng nói chung là khoảng 25-35%. Có con nhiều thì đóng thuế ít.
Con ít thì đóng thuế nhiều. Không con đóng thuế chết luôn. Thí dụ, một người đi
làm 100K ở Mỹ thì đem về khoảng 60-65K thôi. Phần còn lại là Uncle Sam
lượm rùi. Thuế đóng trước khi tiền đến tay. Có nghĩa là nó trừ thắng trong
lương mình trước khi lấy tiền. Bác trade currency bên này như tôi thì tiền lời
của nó (nếu bác trade thắng) sẽ cộng vào tiền lương hàng năm. Thí dụ bác
đi làm được 100K/yr. Bác thắng currency 100K nữa. Thì năm đó nó tính là
bác làm 200K tiền lương. Thuế của bác sẽ là 45-50% của tống số lương. Một điều
mà ai ở Mỹ cũng biết. Đó là sở thuế Mỹ là cơ quan quyền lực nhất trong
nước. Họ có quyền phạt thuế cả Tổng Thống luôn. Không ai tránh khỏi. Ở VN
các bác sợ công an. Ở đây người ta sợ IRS (Internal Servcie Revenue = Sở thuế
Hoa Kỳ). Đi gặp cảnh sát không ai sợ. Nhận thư của IRS hẹn ngày kiểm thuế
(tax audit) còn sợ hơn gặp MA.
Anh hướng dẫn cho cách
vẽ của Formation trên.
Formation này luôn được bắt đầu bằng một up trend. Thành ra sau
khi thấy một up trend rồi và thấy giá bắt đầu correct (đi lùi lại) thì lúc
đó anh nên nhớ đến formation này. Giai đoạn đầu của nó là giá giao động mạnh.
Giao động mạnh có nghĩa là khoảng cách giữa hai điểm cao nhất của ngày
(today's high) và thấp nhất của ngày (today's low) cách nhau khá xa. Tuy
nhiên, cứ mỗi ngày qua thì mức giao động của ngày càng nhỏ lại. Formation bắt
đầu thành hình một mủi nhọn chỉa nghiêng nghiêng xuống. Tôi thường gọi mũi
này là điểm nổ. Tại vì khi nó bắt đầu thu hẹp lại thì nó sẽ nổ mạnh. Hướng
đi của giá sẽ là hướng nổ của nó. Thí dụ nếu nó nổ và đi lên thêm thì giá sẽ
bắt đầu tiếp tục đi lên theo cái trend mà nó đã có trước khi nó có
formation này.
Một điều mà các anh lưu ý khi xài cái này cho stocks là trong
khoảng thời gian formation này thành hình thì volume của stock sẽ giảm đi
so với volume lúc nó đang đi lên trong một up trend. Đặc biệt nhất là khi nó
gần điểm nổ. Volume lúc đó thấp lắm. Nhưng vào ngày mà nó nổ thì hôm đó
volume sẽ tăng rất cao. Nhưng theo tôi đọc vòng vòng trên Net thì chơi
Demo dể lắm. Số người thắng khá cao. Sau đó, bỏ tiền thiệt vào thì
bị market nướng nhanh lắm. Tôi không hiểu tại sao. Tại vì giá quote cũng y
như vậy mà. Thành ra, nếu anh rảnh thì viết nhật ký ngay trong luc trade
demo đi. Để sau này có thể so sánh giữa demo và trade thiệt, xem có gì khác
biệt hông?
Đây là một trong những chương trình khó nhất và lâu nhất của ngành
tài chánh. Hằng năm ở Mỹ có cả chục ngàn sinh viên đi thi. Phần lớn, nếu
không nói hầu hết, họ đều có bằng Bachelor Degree (hình như tiếng Việt gọi là
Cử Nhân thì phải). Chương trình gồm 3 giai đoạn, gọi là levels, từ 1 cho
đến 3. Mỗi năm anh đi thi cho một level. Nếu đậu hết 3 kỳ thi thì anh sẽ được
phỏng vấn bởi các bậc đàn anh trong nghề để xem về tư cách, học vấn v.vv. Nói
chung là để xem anh có đủ "tư cách" để được đeo ba chữ CFA này
sau cái tên hay không. Đây không phải là một cái bằng cấp như chúng ta
thường hiểu. Đây chỉ là một DESIGNATION, một danh xưng mà thôi. Nhưng điều mà
làm cho nó quí và được thế giới tài chánh coi trọng là mức học của nó. CFA
rất khó lấy. Tôi quên cái thống kê của năm nay, nhưng nếu tôi nhớ không
lầm thì con số đậu trong mỗi kỳ thì cũng không cao lắm. Hình như là dưới 35%.
Con số người đi hết đoạn đường 3 năm đó còn ít hơn nữa.
Trong 3 kỳ thi này. Level 2 là cái khó nhất, vì trong đó anh phải
học về portfolio allocation. Anh sẽ đóng vai một mutual fund manager run
một cái fund với những hiểm nguy y như một cái fund thiệt. Và quan trọng hơn là
anh phải giải thích tại sao. Đây là cái test đòi hỏi khả năng tiếng Anh
khá cao. Ít gì cũng phải viết ở một trình độ đại học trở lên (*). Nếu Anh
văn của người thi còn yếu thì level này sẽ là level mà nhiều người rớt. Các
foreigners như VN, Tàu, Đại Hàn, và một số các quốc gia Âu Châu (Pháp,
Đức) cũng không qua nổi cửa ải này. Lý do không phải vì họ không nắm vấn đề,
nhưng họ không đủ trình độ Anh văn để diễn tả một sự kiện rất complicated.
Còn level 1 thì khá dể tương đối trong 3 cái.
Trong level này anh chỉ làm multiple choice (một format của test
mà anh chỉ cần chọn ABCD hay là 1234). Tiếng Anh không cần lắm. Miễn đọc
và hiểu là làm được. Còn level 3 thì là có format cùng với level 2. Nghĩa là
anh vẫn phải viết. Kỳ này thì cái subject tương đối dể hơn, nhưng phải
viết rất nhiều và rất dài. Mỗi kỳ thi kéo dài khoảng 6 tiếng. Anh được
nghĩ 1 lần để đi ăn trưa. Vào phòng thi không được mang gì hết, ngoài
thẻ chứng minh (Identification Card) cá nhân. Ở Mỹ thì anh xài Driver Licence
(bằng lái xe). Họ cho anh chọn 1 trong hai loại calculator. Cái thứ nhất
là của Texas Instrument (tôi quên model gì rồi). Anh chỉ được quyền cái cái
model đó thôi.
Anh mang cái khác vào là họ không cho anh xài. Còn model thứ nhì
là 12C Hewlett-Packard. Cái đó bán khoảng 60 US $. Còn cái Texas
Instrument thì khoảng 30 US $. Bên VN thì có thể rẻ hơn. Tiền mua sách để
học cũng gần 1000 US $ nếu anh mua từ họ (CFA.org). Sách thì khoảng 15 cuốn.
Mỗi cuốn ít gì cũng 500 trang. Có cuốn nặng nhất là hơn 1000 trang, dầy như
cuốn tự điển bách khoa. Theo lời họ nói thì mỗi ngày ít nhất anh phải bỏ
ra 3 tiếng đế học, nếu anh đi làm. Còn nếu anh không đi làm thì sẽ rảnh rổi để
học hơn. Nhưng mà phần đông thì người ta học theo group để giúp đở lẩn
nhau. Tôi hồi đó thì học một mình. Tôi khoái ôm đống sách về nhà, cà phê
bày ra, và một mình ngồi học hơn. Hồi đó tôi chỉ học đến xong level 1 thui. Thi
lần đầu được 68%. 70% là đậu.
Xong rồi lập gia đình nên không có thời giờ học thêm. Hơn nữa, nếu
anh muốn làm một analyst theo đúng nghĩa danh từ thì nên chọn con đường
này mà đi. Học thì khó, nhưng thành công rồi thì nhẹ nhành hơn. Tôi thì thích
chuyện đao binh, đánh đấm. Sống hùng sống mạnh, nhưng không sống dai của
một trader. Nên cũng không tha thiết lắm với cái bằng này. Ở VN thì tôi
không biết thế nào, nhưng bên này thì mấy cô gái học giỏi ở đại học ra. Đây
thường là dân finance major (chọn ngành finance để học) ở đại học đi thi.
Thành ra, ít nhiều gì họ cũng có một chút căn bản rồi. Ngày thi thì đông
lắm. Chỗ tôi thi hôm đó có khoảng 2000 thí sinh thi.
(*) Tiếng Anh có nhiều trình độ. Trình độ tiếng Anh của trung học
thì anh có thể đọc báo daily news. Tiếng Anh của đại học là trình độ của
các sách giáo khoa. Trong phần level 2, CFA có nói rằng trình độ tiếng Anh để
thật sự hiểu để diễn tả những ý chính trong bài thi là trình độ đại học.
Họ viết như thế có lẽ vì gần đây số lượng người thi mà English is a second
language khá nhiều.
Em lại thấy giá nó
đang nằm trong vùng overbougt và nằm trên lằn Upper Bolliger band. Vậy thì buy
không an toàn?
Không hẳn là như thế. BB là một volatility indicators, chứ không
phải là một directional indicator. Hiện tượng nó ôm lằn upper band của BB
có nghĩa là giá rất ít khi lên đến đó trên phương diện volatility. Tuy nhiên,
đó cũng là dấu hiệu của một trend đang trong giai đoạn mạnh. Một tiểu xảo
của BB là khi giá mà ôm upper band như thế có nghĩa là trend SẼ TIẾP TỤC
và sẽ đi khá xa. Còn về việc Overbought thì đó là một momentum strength thui.
Strong trend (hiển hiện qua 3 chú lính) thường là overbought. Actually,
bạn muốn nó nằm luôn trên overbought thay vì đi xuống lại. Lý do
là overbought có nghĩa trend strengthening. Currency trading là trend
following. Cho nên chừng nào momentum bắt đầu đi xuống khỏi vùng
overbought thì đó là lúc bạn mới nên get out. Bằng không thì ngồi đó enjoy the
ride. It should be a nice ride.
Thấy anh chucuoi
khuyên nên dùng ADX để phân tích trendline nhưng Em ko biết dùng Khi nào
ADX >/= 20 thì đó là dấu hiệu trend bắt đầu mạnh. Duới đó thì nên coi
lại. Tôi có biết lớp CFA được tổ chức tại Việt Nam do Singaporean hướng
dẫn:
www.ftmsglobal.com
www.cfainstitute.org đây là website tham khảo.
Cám ơn anh. CFA bây giờ là International rồi . Đâu cũng có, nhất
là các quốc gia đang phát triển như VN và TQ. Các anh nào có ý định chọn
capital market làm một nghề thì nên cố gắng mà học nó đi. VN bây giờ số nguời
có cái này còn quá ít. Các anh mà có đuợc, hay chỉ cần thi đậu các bài thi
thôi (*), thì cũng dư sức kiếm một job thật thơm trong capital market của
VN rồi. Ở Mỹ, nếu mà anh có bằng đại học (4-yr college) và có CFA cộng với công
việc anh làm phù hợp với bằng CFA thì coi như là anh ngang với một nguời
có một bằng MBA của một truờng nổi tiếng rồi đó. Ở các nghề khác thì không
biết như thế nào, nhưng trong capital market cái bằng CFA nhiều khi ngang hàng
với bằng MBA tùy theo MBA đuợc lấy tại đâu.
(*) Anh đậu đuợc hết 3 kỳ thi cũng chưa hẳn là lấy đuợc CFA
designation. Tại vì, anh phải có kinh nghiệm mới đủ điều
kiện.
Nghe anh VC nói học
căng lắm, em mới lên FTMS hỏi thời khoá biểu học luyện thi level 1 thì thấy có
7 buổi học lý thuyết, 3 buổi revision, 2 buổi exam review, 3 buổi mock
exam ( mà mock exam là cái gì vậy anh VC? ).
Mock exam là thi thử thử để cho anh quen với cái test format.
Tôi thì hồi
đó chỉ không thích cái phần FUNDAMENTAL ANALYSIS của stocks thôi. Tôi ghét kế
toán lắm. Ngồi cộng trừ nhân chia tiền lời tiền lổ một hồi là buồn ngủ.
Nên phần đó chỉ học cho qua loa. Thi cái này cũng hên xui thôi. Tại
vì trong ngày thi anh tuy có cùng một bài thi, nhưng có khoảng 4 dạng bài
khác nhau. Gọi là dạng tại vì tuy cùng một môn học, nhưng mỗi dạng nó có
cái nhiều cái ít. Cốt ý của ban giám khảo là cho học sinh không có ý nhớ. Thí
dụ, như dạng thứ nhất phần phân tích căn bản nhiều hơn phần phân tích
options. Dạng thứ nhì thì phần phân tích bonds nhiều hơn phân tích căn
bản. Đại khái là vậy đó. Tôi xui nên lấy nhầm phần phân tích căn bản nhiều cho
nên rớt. US market rớt khá nhiều vì overnight market bên China (Shanghai
Stock Exchange) rớt gần 10%. Investors đang lo ngại về một viễn tượng kinh
tế Hoa Kỳ sẽ chậm lại, và China cũng thế. Đặc biệt hơn nữa là năm nay là kỷ
niệm 10 năm ngày Asian Crisis bắt đầu từ Thái Lan. Thái Lan ngày xưa và
hôm nay vẫn là một quốc gia nhỏ trong thị trường Á Châu. China hôm nay thì
khác. Các bạn nên cẩn thận. Market đang đi vào rough water. Phần tâm lý sẽ bắt
đầu ảnh hưởng mạnh vào các ngày sắp tới. 7 năm về trước khi US market lên
đến điểm cao nhất thì sự kiện khởi đầu cho bear market lúc đó là TT
Clinton và British Prime Mininster của Anh đồng ý về việc cấm clone human
tissue (clone = cấu tạo người qua stem cells). Investors lợi dụng cơ hội
đó để bỏ chạy khỏi biotech, và sau đó là tech stocks.
One day doesn't make a trend. Một ngày rớt không có nghĩa gì cả. Phần lớn
market sẽ rebound lại vào ngày sau. Đó sẽ là điểm cho bạn get out, vì mấy
chú rookies sẽ nghĩ là sự kiện market rớt hôm nay là một "buying
opportunity" to buy. "Buy on the dip" rất dể xảy ra trong
một market hiện tại. Tuy nhiên, các bạn nên cẩn thẩn. A strong market như
US market đã lên thẳng trong vòng gần 6 tháng qua và có một big down day
như hôm nay thường là dấu hiệu của một fundamental change trong lối suy
nghĩ của investors.
Asian markets hiện đang rớt mạnh--một phản ứng từ thị trường Mỹ hồi sáng
này (US hours). Khoảng vài tiếng nữa European market sẽ mở. Hy vọng
selling sẽ chậm lại. Nếu không thì sáng mai US market, vào những giờ đầu có thể
sell tiếp. Nếu có, đó là một good sign. Điều mà bạn không muốn là nó
rebound lên một chút, traders gọi đó là suckers' rally hay là dead cat
bounce, rồi sell off sẽ tiếp. Hot $ trên thế giới hiện đang chạy vào đồng
Swiss-Francs (CHF) và có thể là Euro. US $ vốn thường là nơi lánh nạn cho
những cuộc sóng gió như thế này vào những lần trước. Nhưng lần này thì khác.
Vì US's và China Economy hiện quá lệ thuộc vào nhau. China slow down cũng có
nghĩa là US slow down. Thêm vào đó US economy còn bị housing market kéo
xuống, qua hình thức subprime mortgage cho nên chuyến này mà chạy vào US $
chưa hẳn sẽ an toàn. Thêm vào đó Fed fund và bond market đang price in a rate
cute trong thời gian sắp tới. Ngày mai, Bernanke sẽ trình ủy ban tài chánh
của Quốc Hội. Chắc sẽ có nhiều dân biểu đặt câu hỏi về sự kiện hôm nay.
Nhờ anh giảng lại phần
này dùm. Tôi không hiểu rỏ lắm. Tại sao gọi là trend mạnh khi giá gần đỉnh cao
của bollinger
band vậy? Nhìn giá nhảy hôm nay mà không hiểu lời phân tích của anh.
Bollinger band là một chỉ số đo volatility. Volatilty có 3 cá tính
như sau: Auto-correlation; Mean-Reversion; NonDirectionality. Auto-correlation
có nghĩa khi nó đi về một hướng nào đó (lên/xuống) trong một thời gian ngắn thì
nó sẽ TIẾP TỤC đi cho đến khi quá đà mới thôi. Đó là tại sao trong cái
post đó tôi có nói là giá mà ôm lằn upper band thì đó là hiện tượng của
một trend đang mạnh. "Trend đang mạnh" là vì cá tính auto-correlation
của volatility. Tuy nhiên, sau khi đụng cực điểm, trong trường hợp này là
2 standard deviations, thì nó sẽ chuyển qua cá tính thứ nhì, gọi là
meanreversing. Mean là giá trung bình, được tính bằng toán học. Mean reversing
có nghĩa là khi nó đi gần đến cực điểm thì nó sẽ quay về với giá Mean.
Đây là chiêu của mấy chú rookies. Thấy rớt mạnh là nhào vào. Traders gọi đó là CATCHING A FALLING KNIFE. Giống như đưa tay chụp con dao đang rớt. Chiêu này ăn thì ít, mà đứt tay thì nhiều. Thông thường một market mà chuyển mình mạnh như thế thì đó có nghĩa là cái LỐI SUY NGHĨ của người ta đã thay đổi rồi. Dead cat bounce chỉ làm cho nó lên chút ít thôi. Sau đó selling sẽ tiếp tục, và có thể mạnh hơn trước. Ngồi ngoài canh me the next leg down thì nhẩy vào. Có thể trong vòng vài ngày nữa thì market trade sideway. Nhưng sau đó nó sẽ đi xuống thêm. Đợi một vài cái news "cà chớn" nào ra. Traders sẽ mượn cơ hội đó mà take down nó thêm nữa. Trade khi anh cần trade thôi. Đừng trade lung tung. Sát thủ mà. Ra tay là có tí huyết.
Cái này thì tôi không rõ lắm? 5% limit là để bảo vệ nhà đầu tư chứ anh? thực ra là không bán được chứ không phải là không bán kịp. Vì lúc đó đâu có người mua? CÒn chuyện mất vài chục % thì có rồi, hồi tháng 5 năm ngoái đó.
Một trong những điều kiện quan trọng nhất của thị trường tài
chánh--bất cứ thị trường nào--là LIQUIDITY. Anh kềm giá bằng cách đặt một
limit move 5% như thế tuy rằng anh có ý tốt. Nhưng hành động đó vô tình bóp
chết cái liquidity của thị trường. Anh nghĩ xem thử đi. Nếu giá rớt và chỉ
có thể bán khi nó nằm dưới 5% thì bao nhiêu người có thể bán được? Sự kiện
này còn có nhiều ảnh hưởng trong các stocks mà ít người mua. Có nghĩa là nếu
stock đó có volume quá ít. Với các stocks loại này anh không cần nhiều
người bán là anh bị khóa sổ rồi. Cứ mỗi ngày khóa sổ một lần thì bao nhiêu
ngày anh mới bán được? Giá sẽ đi xuống còn nhanh hơn là để thị trường tự định
đoạt. Người bán chưa được sẽ càng thêm nóng lòng khi thấy giá stocks tiếp
tục đi xuống, cho nên họ càng bán nhanh, bán vội. Một hình thức phá
giá đang được thành hình. Đó là tại sao mô hình này không được áp dụng
trong những thị trường tài chánh khác trên thế giới.
Tôi cũng biết là chánh quyền VN lo sợ một thao túng trong thị
trường cho nên họ mới limit giá như thế. Đó có thể đúng trong giai đoạn
đầu, khi TTCKVN còn trong thuở phôi phai. Mai sau nó lớn thêm tí nữa, hay có
thể bây giờ, thì họ nên dẹp mô hình đó đi. Vì trong một cơn khủng hoảng
của Bear market, chắc chắn sẽ có người tự tử khi bán không được stocks của
mình. Lỗi đó của ai? Của họ hay là của một system lỗi thời không hợp với một
thị trường rất năng động? Cái đó mới thật sự là một loạn trong thị trường.
Hơn nữa, sau này người ta sẽ nhìn thị trường với rất nhiều e dè. Bây giờ
thì chưa thấy gì đâu, vì giá còn lên mạnh. Hôm nay mua không được thì mai
mua vậy. Vấn đề là chỉ ăn ít nhiều thôi. Sau này khi giá xuống thì thử xem
người ta còn bình tỉnh để mà đợi kiểu "hôm nay bán không được thì mai bán
cũng được mà".....Emotion là một điều cực kỳ quan trọng trong
financial market. Nó đã từng hiển hiện qua nhiều rất nhiều lần về khả năng
tạo loạn của nó trong dòng lịch sử thị trường tài chánh của thế giới.
Tui cũng không rõ là
nếu không có limit thì lại an toàn hơn ở chỗ nào. Năm 1990, tổng giá trị shares
ở Nhật đạt khoảng 500 000 tỷ Yên. Năm 2007, nghĩa là 17 năm sau chỉ còn
420 ngàn tỷ. Vậy là nói chung vẫn đại bại, cho dù khớp lệnh liên tục và no
limit đúng không anh?
Không limit không phải an toàn hay không an toàn, nhưng nó đặt
quyền quyết định vào người đầu tư, chứ không phải vào chánh quyền. Đây là
tiền của tôi, của một người đầu tư. Đâu có phải tiền của chính quyền đâu mà đòi
định đoạt giá cả dùm? Điều mà các anh nên tập suy nghĩ thêm là chánh quyền
chỉ nên trong coi người dân và các chuyện luật pháp khác. Chứ chính quyền
không nên và không bao giờ nên thò tay vào định giá cả thị trường. Cho dù giá
đó là một giá xấu, hay là một giá tốt. Free market theo đúng nghĩa danh từ
là FREE. Chứ còn đặt giá limit kiểu đó ai mà chơi. Một mutual fund manager
nắm trong tay hàng trăm ngàn hay hàng triệu cổ phiếu mà bị cái luật 5% limit đó
thì sao mà chạy? Stock có bad news là thì chú đó từ chết đến bị thương
thui, chứ chạy sao kịp? Mà nếu biết rằng mình sẽ chạy không kịp trong một
thị trường limit kiểu này thì ai dại gì mua nhiều hay đánh lớn? Đánh đấm kiểu
limit này khó đánh lớn lắm.
Còn về chuyện thị trường Nhật vào cuối thập niên 80 cho đến nay.
Đó là một chuyện khác. Thị trường Hoa Kỳ vào thập niên 30's cũng đi qua
một bear market vĩ đại, nhưng họ vẫn chấp nhận vì đó là chu kỳ của thị trường.
Kinh tế cũng có chu kỳ phát triển và co rút vậy. Hơn nữa giá cả của TTCK
Nhật không phải sụp một cái từ đỉnh cao đi xuống, mà nó đi từ từ. Thị
trường là một phản ảnh của kinh tế, một tấm gương cho người nhìn vào để đo sức
phát triến của kinh tế
TRONG TƯƠNG LAI. Gần 20 năm qua kinh tế Nhật được liệt vào hạng
suy thoái vì hệ thống banking quá tệ. Người Nhật tung tiền đi mua đất vào
cuối thập niên 80's và bị lún cho mãi đến giờ. Nhà banks không chịu xóa bỏ
những bad loans đó. Họ vẫn còn để đó. Kết quả là nó như một cái cùm cột
vào chân làm kinh tế không phát triển nổi, mặc dù chánh phủ đã hạ phân lời
tối đa (0%) để phát triển. Thành ra, hiện tượng của TTCK Nhật là một kết quả của
kinh tế, chứ không phải là kết quả của một phương thức quản lý thị trường.
Đúng là CP đã thành
công quá sức mong đợi trong việc phát triển thị trường và thu hút nguồn vốn,
nhưng luật pháp và thể chế chưa theo kịp. Cũng là một nguy cơ phải không
anh?
Mỗi một quốc gia có một mức phát triển và tiến hóa riêng biệt, đặc
thù với văn hóa và xã hội của họ. Những gì của Mỹ không hẳn là hay hết,
hay đúng hết. Tuy nhiên, họ thường đi đầu trong mọi ngành của xã hội, đặc biệt
là tài chánh và kỹ thuật. Cho nên nếu anh để ý TQ và Nhật thì anh thấy hai
quốc gia này lấy một phần cái hay của Mỹ đem về sửa lại chút chút để phù
hợp với họ. Người Tàu bây giờ đang đi trên bước chân người Nhật 20 năm về
trước. Họ kềm đồng Yuan cho thật thấp bằng tiền lời của trao đổi hàng hóa
(import/export) với Mỹ để phát triển kinh tế. Kinh tế của họ và Nhật là
một kinh tế xuất cảng. Thành ra, đồng tiền thấp và nhân công rẻ sẽ có lợi cho
họ nhiều lắm. VN thì đi sau Tàu. Hy vọng VN cũng như Tàu là chỉ họ cái gì
hay, đem về sửa lại cho phù hợp với xã hội VN thì tốt rồi.
Bây giờ tâm lý chung
là ai cũng biết sẽ có điều chỉnh. Vấn đề là lúc nào thì còn tranh cãi. Nếu TT
là tấm gương phản ánh tương lai của nền kinh tế, thì đợt điều chỉnh này
cũng không đến nỗi quá sâu và mạnh để nhiều nhà đầu tư phải ra đi mãi
mãi.......
Cái lạ đời của thị trường là khi anh mong nó correct thì nó sẽ
không, và cứ thế mà đi tới. Ngược lại, khi anh không còn nghĩ là nó sẽ rớt
thì nó lại rớt. Thành ra, người ta nói TIMING trong thị trường là một điều
không thể làm được. Còn chuyện có người ra đi mãi mãi thì dĩ nhiên rồi. Đó
là định luật bất di bất dịch mà. TTCKVN hiện thời có quá nhiều những người
mượn tiền để mua. Đó là tiền TỬ mà họ đang xài. Số tiền này không cách nào họ
trả nổi, nếu thua. Anh còn nhớ vụ Golden Rock cách đây vài tháng không?
Khi nội vụ đổ bể ra thì bao nhiêu người trong đó mượn nợ để trade?
Golden Rock và currency market ở VN đâu có nhầm nhò gì so với cơn sốt
chứng khoán hiện thời, đúng không? Trái bom này
mà nổ thì không ít người tự tử đâu. Thời nào cũng có; quốc gia nào cũng vậy.
Chỉ mong là ít thôi. Sau một ngày lên lưng lững vì short cover và vì
bargain hunters, equity markets ở Á Châu, đặc biệt là China & Japan,
lại tiếp tục rớt. Đây là một hiện tượng selling đã bắt đầu. Không ai nói
đây là một bear market cả, nhưng selling chuyến
này sẽ khá mạnh. Nó không hẳn là một correction nhẹ nhành như người ta tưởng.
Corrections thường ít có một dạng selling kiểu này, ngay cả vào kỳ Asian
crisis của 97. Kinh tế của TQ sẽ về đâu thì không ai biết được, nhưng với con số phần
trăm return quá cao của năm ngoái cộng thêm mức độ lên của năm nay thì selling
kiểu này thường có nghĩa là con bull đã bị thương nặng. Nếu các bạn hiện
đang ở trong TTCKVN thì nên cẩn thận, nhất là cái luật 5% limit.
Với kinh nghiệm trậc
mạc như anh thì những lời khuyên trên rất đáng để suy ngẫm. Theo anh thì mình
nên thoát khỏi thị trường lúc này là thượng sách chăng...? Hay vẫn bám
theo thị trường một thời gian nữa để tùy cơ quyết định. Hy vọng sẽ nhận
được những tin tức cập nhật và những nhận định từ anh.
Tôi không biết hiện trạng TTCKVN của mấy anh ra sao, nhưng điều
anh nên biết là người mới đầu tư thường có những phản ảnh bất ngờ trong
một thị trường hổn loạn. TTCKVN có thể chưa có sóng gió, hay là có thể người ta
chưa biết gì. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ có một ngày thị
trường VN sẽ bị ảnh hưởng. Lúc đó có thể anh sẽ không còn đất để chạy. Câu
hỏi hiện thời là anh chấp nhận lời/lổ bao nhiêu? Nếu con số đó là một điều anh
chấp nhận được thì anh nên đi ra. Một điều anh đừng nên lưu ý là các lời
phân tích của những bài viết trên báo, trên TV, hay là các lời trấn an của
các giới chức thẩm quyền. Những người thật sự phía sau các selling này thường
rất ít xuất hiện. Chính xác hơn là các tay tổ, các maco-economic hedge
funds họ trade theo risks. Và khi thấy risks hiện ra thì họ sẽ thay đổi
phương pháp đầu tư, một hiện tượng mà người ta gọi là asset allocation. Và
dấu hiệu của cái đó là một big long black bar trên chart của ngày thứ 3.
Đó là dấu hiệu của một fundamental change across all class assets.
Theo em thì thời điểm
này vẫn còn đầu tư được vì dù TT đang selling nhiều nhưng buying thì cũng không
kém ( thể hiện là việc có nhiều tài khoản mới được mở cũng như dư mua CK
rất nhiều ) cho nên vẫn còn cơ hội để đầu tư ngắn hạn trên TTCKVN.
Đây là hiện tượng mà người ta gọi "stupid $" trong
trading. Anh make $ từ những người như thế này. Họ là hiện tượng của những
cái mà traders gọi là DEAD-CAT BOUNCE. Dĩ nhiên, bây giờ thì rất khó nói ai
đúng ai sai, nhưng điều nên nói là cái RISK trong market hiện tại. Anh
nhảy vào bây giờ thì cái risk cao hơn hay thấp hơn so với tuần trước? Một
trong những lý do mà người ta sell off China's market là sự kiện nó đã lên
quá nhiều trong thời gian quá ngắn. TTCKVN lên bao nhiêu trong 6 tháng vừa
qua?
Dead-cat bounce là danh từ nhà nghề thường được xài trong các trading floors on
Wall St và các technicians, nói lên một hiện tượng nhồi (bounce) vô nghĩa
sau một cái rớt thật sâu và thật mạnh. Cat = con mèo. Và con mèo thường
là con vật leo trèo rất hay. Dead = chết. Con mèo chết thì làm sao mà leo?
A dead-cat bounce là một câu nói biểu hiện một cái nhồi vô nghĩa sau một
big sell off của giá.
Rebound: (bounce = nhồi lên giống như trái banh); rebound có nghĩa là giá đang
đi lên, đi xuống (correction) rồi tiếp tục đi lên lại. Chữ này ám chỉ là
cái uptrend vẫn còn tiếp tục, và correction chỉ là nhe nhẹ thôi.
Retrace: giống như rebound.= bật trở lại
Pullback = correction = bị kéo lại, điều chỉnh lại
Tất cả những danh từ trên là danh từ của technicians và traders. Tôi không biết
kiếm ở đâu trên Net, chỉ biết là tôi học đó nó từ lâu lắm rồi. Học hồi nào
cũng không nhớ. No ...không phải tình cảm riêng. Timing là một điều hầu
như không thể làm được một cách thành công trong thị trường. Thành ra,
nhiều khi anh biết là nó yếu lắm, nhưng anh không biết khi nào nó gãy. KHI NÀO
là một câu hỏi khó trả lời nhất trong TA
Ngay ở TQ, tưởng như
thị trường đã down mạnh ở đỉnh 3000, nào ngờ nó lại tăng tiếp.
Cái điều khó nhất trong TA không phải là kiếm divergence, định
hướng đi của trend, hay dò la lúc nào momentum đang yếu dần v.v....Nhưng
mà trả lời câu hỏi KHI NÀO sự việc nó SẼ xảy ra. Người gọi cái đó là TIMING.
Timing hầu như một điều không ai mà đoán được. Hên lắm là anh đoán nó
trúng một vài lần, chứ không thể nào trúng mãi. Đó là một CHÂN LÝ. US
market crash vào năm 1987, trước đó một tuần có một bà analyst của Lehman Bros.
lên TV nói đại là vào tuần sau thì market CÓ THỂ đi xuống. Trong thâm tâm
của bả thì chắc cũng đâu biết gì hơn. Vậy mà tuần sau nó crash thiệt. Chỉ
bao nhiêu đó thôi vậy mà bả trở thành một super star trong thế giới đầu tư mải
cho đến hôm nay. Cứ mỗi khi
market có chuyện gì thì người ta đi kiếm bả. Gần 20 năm qua, bả chả trúng lại
lần nào. Cuối cùng người ta mới hết đi kiếm bả nữa. Bây giờ thì không biết
ra sao. Ngụ ý của câu chuyện này là không ai đoán được cả. Bởi thế điểm
chính yếu trong gian đoạn này là anh chấp nhận một mức anh thua nào đó và
đi ra không nuối tiếc. Cái dở của con người là tham. Cái tham trong thị
trường làm người ta chết trong Bear market chứ không phải là cái NGU. Một
trong những lỗi lầm lớn nhất mà investors vấp phải là nuối tiếc sau khi bán
xong và stocks vẫn tiếp tục tăng. Họ quên rằng không ai bán được ở đỉnh
cao nhất, và cũng không ai mua được ở điểm thấp nhất. Chúng ta chỉ hy
vọng ăn được khúc chính giữa thôi. Và cứ làm vậy hoài thì trên đời không
ai giàu bằng mình, chứ đừng mong "mua tận gốc bán tận ngọn. "
Trên thị trường không có mấy ai làm được việc đó. Thành ra mình nên chấp nhận
với một số tiền lời nào đó, và như thế là hạnh phúc rồi.
Có vẻ như Bác
Vietcurrency luôn bị ám ảnh bởi những thua lỗ khi thị trường đổ vỡ. Một lo sợ
thường gặp ở các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm. Nó đối lập với lòng tham của
những nhà đầu tư mới gia nhập thị trường.
US market mất 25% trong một ngày vào đầu tháng 10 năm 1987. Năm đó
là năm đầu tiên của tôi (freshman year) tại UCLA. Báo chí đăng tin rùm
beng về market crash. Tôi thì ngớ ngấn cứ tưởng cái chợ nào ở đâu mới bị sập,
chả biết Trời Đất gì cả. Năm 1994, sau khi ra trường đi làm một vài năm
trong Wall St, thì the FED bắt đầu tăng phân lời vì lạm phát. Đó là thời
gian sau cuộc chiến Iraq lần thứ nhất. Orange County (county giàu nhất nước Mỹ
và cũng là county mà người Việt Hải Ngoại gọi là Quận Cam. Một county ở
tại Nam Cali mà người Việt cư ngụ đông nhất thế giới) mất 2 tỷ tiền vốn vì
ông thủ quỹ (treasurer) đánh cá bond futures. Orange county gần bị khánh tận
(bankruptcy). Ai cũng lo sợ vì không biết đi làm có lương hay không, những
social service mà thường cho free không biết còn không. Nhất là những người
già. Ảnh hưởng của nó có thể thấy được trong xã hội. Người ta xôn xao về sự
kiện đó gần 6 tháng Trời. Cuộc sống người dân bị ảnh hưởng thấy rỏ. Đó chỉ
là một county nhỏ bé trong hàng ngàn county trên đất Mỹ. Thường thường
người ta ít ai thấy ảnh hưởng của thế giới tài chánh vào cuộc sống con người,
trừ những lúc market thật giao động.
Ba năm sau đó thì Asian Crisis bắt đầu tại Thái Lan và lan dần ra.
Ở Indonesia, đồng tiền mất gần 90% trong ba tuần. Người ta hết còn xài
tiền để làm vật trao đổi mua bán. Thay vào đó người ta dùng đồ để trao đổi với
nhau. Thí dụ tôi có con gà, anh có con vịt. Mình trao đổi nhau, khỏi cần
tiền. Con người trong phút chốc đi lùi vào lịch sử gần 500 năm tiến hóa. Tất cả chỉ vì currency market giao
động thật mạnh. Đồng Yên trong một ngày lên gân 25 điểm, not pips, vì
các ngân hàng liên bang họp với nhau intervene để chơi với các hedge funds
đang thao túng thị trường từ quốc gia này đến quốc gia khác. VN lúc đó vừa
mở cửa ra ngắm thế giới nên không bị gì trong cơn bão lốc đó. Nhưng kỳ này, nếu
có gì, chắc chắn các anh sẽ biết thế nào là cơn bão tài chánh khi nó thổi
vào VN. Và 3 năm sau vụ đó, vào năm 2000 thì US equity market của Mỹ
crash. Chỉ số Nasdaq từ đỉnh cao nhất là 5000 đến đỉnh thấp nhất còn khoảng
1050, mất đi gần 80% trong hai năm.
Nhiều người Việt tại
Orange County mất nhà, ly dị, trở nên điên điên khùng khùng vì market
crash. Ở mấy chỗ khác thì mấy chú Mỹ vác súng vào brokerage house bắn
thiên hạ, và tự tử luôn. Mãi cho đến gần đây, 2005, anh mà nói đến stock
market là bị thiên hạ chửi te tua. Họ cho anh là dân đánh bài, cờ bạc. Thị
trường chứng khoán là một sòng bạc vĩ đại, một Las Vegas của dân trí thức.
Trước đó, anh đi đâu đâu cũng nghe người ta bàn về stocks. Bà bưng phở
trong tiệm phở cũng "chơi" stocks luôn. Một tuần kiếm được 3000
US$ nên nghĩ không đi làm nữa. Ở nhà trade stocks. Ở VN bây giờ cũng gần giống
thế. Hình như stocks là câu chuyện của tất cả. Ai cũng nhảy vào market, và
hầu như ai cũng thắng. Vấn đề là ít nhiều mà thôi. Anh nào muốn nghe thiên
hạ chửi thì qua bên TTVNOL tuyên bố là thị trường sẽ bị crash v.v..vv Bảo đảm
thiên hạ chửi anh không còn chỗ chạy. Đó là một hiện tượng của một thị
trường đã đi quá đà.
Và cuối cùng là cái này. Điểm đặc thù của Volatility là
NON-DIRECTIONAL. Có nghĩa là nó sẽ đi hai chiều với cường lực gần giống
nhau. Sợi dây thung khi được kéo hết ga, lúc bung lại thì nó không về điểm bình
thường và dừng ở đó. Ngược lại, nó bung thêm về phía bên kia trước khi trở
lại mức bình thường. Người ta bắt đầu thua khi nó trên đường trở lại mức
bình thường, và sẽ chết khi nó đi xuyên qua mức đó. Trong mỗi lần giai
động như thế tôi thường viết nhật ký, kể lại cảm giác và sự suy đoán của mình
về những sự việc xảy ra. Cho nên khi thấy sự việc gần giống dĩ vảng là tôi
đã nguyên con ngồi ở ngoài rùi.
Comments
Post a Comment